Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Văn Học (1981)
- Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)
- Thuở nhỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh phải làm lụng giúp đỡ bố mẹ buôn bán ngoài chợ. Cuộc sống vất vả đã thôi thúc khát vọng văn chương trong anh
2. Sự nghiệp
- Tốt nghiệp khóa VIII, Khoa Lý luận – Sáng tác – Phê bình Văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội
- Năm 1996 anh được tiếp xúc với báo chí, được thầy giáo khích lệ anh đã sáng tác, viết bài nhiều hơn
- Năm lớp 12 anh đạt giải Nhất trong cuộc thi văn thơ cấp trường
- Tác phẩm chính: Những cô gái bất hạnh (NXB Lao động, 2006); Gái điếm (NXB Văn học, 2008); Đường dài của hạnh phúc (NXB Công an nhân dân, 2008); Rơi xuống vực sâu (NXB Công an nhân dân, 2009); Bão người (NXB Công an nhân dân, 2009); Cao chạy xa bay (NXB Hà Nội, 2010); Hỗn danh (NXB Hội Nhà văn 2011). Tiểu thuyết Bão người đã lọt vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết 2008 – 2010 của Hội Nhà văn Việt Nam (với tên gọi Nhà héo).
Sơ đồ tư duy nhà văn Nguyễn Văn Học:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020
b. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến “dòng họ ta”): Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau
- Phần 2 (Còn lại): Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”
c. Thể loại: truyện ngắn
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.
b. Giá trị nghệ thuật
- Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng
- Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình
- Hình ảnh gợi cảm, gợi tình
Sơ đồ tư duy văn bản Bài học từ cây cau: