Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Khoa Điềm (15/04/1943), tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;
- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Năm 1955: Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.
- Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau đó, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ… cho đến năm 1975.
- Năm 1975: ông trở thành hội viên hội nhà văn 1975.
- Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.
- Năm 1995: Ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
- Năm 1996: Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.
- Năm 2001: Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương.
- Sau Đại hội Đảng lần thứ X, ông về Huế và tiếp tục làm thơ.
2. Sự nghiệp
a. Phong cách văn học
- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước...
- Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.
- Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam.
=> Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
b. Tác phẩm chính
- Đất ngoại ô (thơ, 1973);
- Cửa thép (ký, 1972);
- Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974);
- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986);
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);
Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Viết năm 1994
- Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn
b. Bố cục:
- Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính
- Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa
- Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận
c. Thể loại: thơ bốn chữ
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình
- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).
- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận
Sơ đồ tư duy về bài thơ Đồng dao mùa xuân: