Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Mỗi lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:

- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…

Người thầy giáo trả lời:

- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.

(Hạt giống tâm hồn và Ý nghĩa cuộc sống, tập 5, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?

Câu 3. Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy?

Câu 4. Từ câu chuyện trên anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của người thầy giáo trong văn bản phần đọc hiểu: “Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta”.

Câu 2.    

Vẻ đẹp và sức mạnh của tình mẫu tử qua hai nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2:

- Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi là: sự thay đổi thời đại và hoàn cảnh sống “Thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ thầy không có máy tính, internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…”

Câu 3:

- Câu sinh viên cúi đầu im lặng trước thầy vì: cậu nhận ra rằng, những phương tiện hiện đại cậu được hưởng thụ ngày nay chính là do những thế hệ trước vất vả tạo thành. Vậy mà cậu không có thái độ biết ơn lại có những lời trách móc với thầy giáo – thế hệ đi trước.

Câu 4:

Bài học rút ra cho bản thân:

- Cần có thái độ đúng mực với những người lớn tuổi, đặc biệt là người đã và đang dạy dỗ ta.

- Phải biết ơn và trân trọng quá khứ, công lao của cha ông. Bởi mọi thành quả hôm nay ta được hưởng thụ đều do ông cha ta vất vả tạo thành.

- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, nhưng bản thân mỗi người phải giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, đó là yếu tố không được thay đổi, nó tạo nên giá trị bền vững cho mỗi con người.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề nghị luận

Giải thích vấn đề

“Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta những không làm thay đổi chúng ta” câu nói muốn khẳng định, các phương tiện hiện đại sinh ra để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Nhưng không vì thế mà chúng ta được thay đổi những vốn sống, lối sống đẹp đẽ của dân tộc, truyền thống đạo lí tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của cha ông.

* Bàn luận vấn đề

- Vì sao chúng ta không thể để công nghệ thay đổi, phải biết ơn thế hệ đi trước?

+ Những người đi trước là những người đặt nền móng, mở đường cho thế hệ sau, không có thế hệ mở đường, thế hệ sau khó có thể phát triển được. Cuộc sống hôm nay trở nên tiện nghi hơn, dễ dàng hơn cũng chính là nhờ vào công sức của cha ông.

+ Biết ơn, trân trọng những người đi trước, con người mới có thể sống vững được trong cuộc đời. Cội nguồn quá khứchính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con người.

- Chúng ta cần làm gì trong thời điểm hiện nay?

+ Trân trọng những thành quả thế hệ đi trước.

+ Không ngừng nỗ lực, phát huy những thành quả thế hệ cha anh để lại.

Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Trong cuộc sống ngày hôm nay, có không ít những kẻ chỉ biết hưởng lợi ích cá nhân mà quên mất đi công sức của người khác. Những kẻ chỉ biết hưởng lợi cá nhân như vậy sẽ bị mọi người xa lánh, xã hội tẩy chay.

- Câu chuyện đưa ra đã thức tỉnh mỗi người chúng ta hãy biết ơn và trân trọng những người đi trước, bởi chính họ là người đặt nền móng cho sự tiện nghi, hiện đại của cuộc sống của ngày hôm nay.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

* Tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt:

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam và là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc.

- Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, được đánh giá là “vô tiền khoáng hậu”. Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, có giá trị nhân đạo cao cả, xứng đáng được xem là một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

* Tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:

- Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đường tinh anh và năng của văn học Việt Nam. Ông đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học sau chiến tranh: nghĩ và viết nhiều về “đời thường”, về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến công, những vấn đề xã hội, về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng phức tạp của đất nước.

- Hành trình sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn: trước những năm tám mươi, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình lãng mạn; những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 – 1983 in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông.

2. Phân tích

2.1 Giới thiệu nhân vật

a. Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân

- Là người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực: dân ngụ cư tha phương cầu thực; chồng và con gái mất sớm.

- Tình cảnh éo le: cả đời lận đận, chỉ có tâm nguyện lớn nhất là lấy vợ cho con nhưng mãi không dành dụm được tiền, trong lúc nghèo đói đến cùng cực người con trai lại nhặt được vợ.

b. Nhân vật người phụ nữ hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu

* Lai lịch:

- Không gọi tên nhân vật ⟶ đây chỉ là một đại diện cho những người phụ nữ khốn khổ, đại diện cho những người đàn bà hàng chài ở ven biển.

* Ngoại hình:

- Lần thứ nhất: Xuất hiện ở bãi xe tăng hỏng:

+ Chạc ngoài 40 tuổi.

+ Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch.

=> Ngoại hình quen thuộc của những người đàn bà vùng biển.

+ Xấu xí, rỗ mặt.

+ Gương mặt mệt mỏi, tái ngắt sau một đêm thức trắng kéo lưới.

- Lần thứ 2: Xuất hiện ở tòa án huyện:

+ Sợ sệt, lúng túng. (vì quen với môi trường sông nước, lạ lẫm khi bước vào căn phòng toàn bàn ghế, giấy tờ…).

+ Thu mình, ngồi mớm ở mép ghế ⟶ Sợ sự xuất hiện của mình gây phiền hà, vướng víu cho người khác.

- Luôn giữ khuôn mặt bình thường, không biểu lộ ra bên ngoài ⟶ phải dụng công tìm hiểu.

* Số phận khổ đau, bất hạnh:

- Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ:

+ Vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những vật dụng phục vụ nghề chài lưới nhưng lại không được ưu ái về nhan sắc, sau một trận đậu mùa mặt bị rỗ chằng chịt ⟶ càng xấu.

+ Gặp gỡ và lấy một anh con nhà hàng chài.

+ Cuộc sống chốn sông nước bấp bênh lại đẻ nhiều con ⟶ bấp bênh hơn.

+ Gia cảnh túng thiếu, nghèo đói, nhất là những khi biển động.

- Là nạn nhân của bạo hành gia đình:

+ Bị bạo hành về thể xác: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.

+ Bị giày vò về tinh thần: Cảm thấy nhục nhã trước mặt con cái, lo lắng cho tâm hồn các con bị vấy bẩn, có những lệch lạc trong nhận thức, đặc biệt lo cho thằng Phác. Sự lo lắng luôn đeo bám khiến chị không lúc nào cảm thấy yên ổn.

2.2 Phân tích vẻ đẹp và sức mạnh của tình mẫu tử qua hai nhân vật

a. Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời.

* Nhân vật bà cụ Tứ:

- Khi biết người phụ nữ theo không con mình về làm vợ, bà cụ Tứ lặng người, cúi đầu nín lặng, khóc, vừa xót xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho chính mình vì nghèo mà không lấy nổi vợ cho con.

- Đồng cảm với người vợ nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình”, đồng cảm với con trai “…Mà con mình mới có được vợ”, vun vén cho hạnh phúc của đôi trẻ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”…

* Nhân vật người đàn bà hàng chài:

- Tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời khiến chị phải nhẫn nhục, chịu đựng sự đày ải tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người đàn ông khỏe mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con”

- Khi đối thoại với Phùng và Đẩu ở Tòa án huyện, chị đã nói “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.

b. Sự khác biệt:

* Tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan.

- Thấu hiểu việc vượt quyền cha mẹ của Tràng.

- Cảm thông, xót thương cho tính cách và trân trọng giá trị của người vợ nhặt.

- Suy nghĩ, hành động, lời nói luôn lạc quan, hướng về tương lai trong những ngày đói.

+ Bà truyền cho con cái niềm hi vọng “không ai khó ba đời”

+ Hành động xăm xắm thu dọn, quét tước nhà cửa.

+ Dự định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, bữa cơm mừng dâu mới với “chè khoán”…

* Tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục:

- Người đàn bà hàng chài chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh khi các con đã lớn vì sợ các con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực đau lòng.

- Vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó mà chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại đã nửa năm nay.

- Khi chồng đánh đập đau đớn chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người câm nhưng khi thằng Phác lao vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau đớn. Chị “mếu máo” gọi con, “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra”, “chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy”. Đó là nỗi đau của người mẹ khi không che chắn nổi cho tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển tính cách của con trong môi trường tăm tối, bạo lực…

c. Đánh giá

- Qua hai nhân vật trong hai tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được dù ở cứ hoàn cảnh, địa vị nào, người mẹ luôn luôn dành cho con những tình yêu vô hạn và mỗi người mẹ sẽ có cách yêu thương và bảo vệ người con mình khác nhau. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng bất diệt.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

 soanvan.me