Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích:
Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đựng thì đùng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thử luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thử và cả người tha thứ. Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ. Lỡ khi nhận
ra chính thái độ cố chấp và hẹp hòi của ta đã vô tình đẩy người kia rớt xuống tận cùng vực thẳm, thì ta sẽ ăn năn hối hận suốt đời. Còn khi phát hiện ra quyết định tha thứ của ta đã không mang lại hiệu quả thì ta vẫn còn nhiều cơ hội để cứu chuộc. Khi trái tim đang trong tình trạng giãn nở ra và ngày thêm mạnh mẽ là trái tim đã tìm đúng hướng hạnh phúc. Điều đáng sợ nhất trong quá trình yêu thương là ta đã để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời.
(Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, trang 82)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Hai câu sau đây được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? “Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thử hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh được có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ”.
Câu 3. Theo em, vì sao “điều đảng sợ nhất” đối với tác giả là khi “để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời” ?
Câu 4. Em có tán thành với quan điểm: “Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thử”.
Câu 2. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Buồn trông của bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều, Nguyễn Du Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 94)
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. |
Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.
Câu 2:
Hai câu sau đây được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? “Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thử hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh được có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ”. |
Phương pháp: Căn cứ bài liên kết câu.
Cách giải:
Phép liên kết là: Phép lặp: Tha thứ.
Câu 3:
Theo em, vì sao “điều đảng sợ nhất” đối với tác giả là khi “để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời” ? |
Phương pháp: Phân tích, lí giải.
Cách giải:
Gợi ý: Vì: Khi trái tim không biết rộng mở thứ tha, không biết bao dung trước lỗi lầm của người khác là khi trái tim ấy đã chết, không còn biết rung cảm với cái đẹp, với nỗi niềm khổ đau của đồng loại. Khi trái tim đã chết thì ta sống cũng chỉ như một cái xác không hồn, lúc ấy ta chỉ tồn tại chứ không phải sống.
Câu 4:
Em có tán thành với quan điểm: “Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ” không? Vì sao? |
Phương pháp: Phân tích, lí giải.
Cách giải:
HS đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Đồng tình với quan điểm của tác giả.
- Vì:
+ Tha thứ giúp ta có được tâm hồn thanh thản.
+ Tha thứ cũng giúp cho đối phương nhận ra lỗi lầm của mình, khi nhận được sự bao dung từ người khác họ cũng có ý thức để sửa đổi bản thân.
+ Nếu chẳng may lời trách cứ của ta lại là sai lầm thi khi ấy không chỉ khiến bản thân ân hận mà còn khiến đối phương đau khổ khi không nhận được sự thấu cảm, sẻ chia.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thử”. |
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi).
* Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài:
- Nêu vấn đề nghị luận: “Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ, niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ”.
b. Thân bài:
- Giải thích:
+ Tha thứ: Là việc bỏ qua những sai lầm của người khác gây ra cho bản thân mình.
+ Linh dược: liều thuốc quý có thể chữa bệnh một cách thần kì.
-> Khi chúng ta biết tha thứ, biết bỏ qua những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình thì đó giống như một liều thuốc quý chữa trị tất cả những khổ sở, tổn thương cho cả chính chúng ta và người đã gây ra lỗi lầm với ta.
- Chứng minh:
+ Tha thứ là cách để chữa trị khổ đau cho kẻ được tha thứ:
++ Kẻ được tha thứ là người đã gây ra tội lỗi. Bản thân họ luôn phải sống trong sự dằn vặt, ân hận. Chỉ có sự tha thứ mới giúp họ cảm thấy nhẹ lòng, xóa bớt sự khổ sở trong lòng họ.
++ Kẻ được tha thứ sẽ cảm thấy biết ơn vì sự bao dung từ đó trân trọng giá trị cuộc sống nhiều hơn.
+ Tha thứ là cách để chữa trị tổn thương cho chính người tha thứ.
++ Người tha thứ là người đã phải chịu sự tổn thương mà người khác mang lại. Khi chọn cách tha thứ cho đối phương cũng chính là bỏ đi một nút thắt trong lòng. Nếu bản thân cố chấp với những lỗi lầm của người khác thì tự bản thân chúng ta sẽ trở nên mệt mỏi, khổ sở.
- Bàn luận:
+ Học cách tha thứ cho người khác, bao dung, không cố chấp.
+ Trong cuộc sống, không phải lỗi lầm nào cũng có thể tha thứ nhưng cần biết cách gạt bỏ thù hận để giữ lại sự bình an cho chính bản thân mình.
Câu 2:
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Buồn trông của bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều, Nguyễn Du Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 94) |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn thơ cần phân tích.
2. Thân bài:
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời ủa Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
- Gợi:
+ Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
+ Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
+ Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
3. Kết bài
- Nội dung: Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật:
+ Tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
+ Nghệ thuật dùng từ, hệ thống từ láy trong 8 câu thơ cuối.