Đề bài
Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Không có kinh, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
1. Nhận biết
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai?
2. Nhận biết
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
3. Thông hiểu
Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao
Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về câu hỏi của G.Welles: Thử thách lớn nhất của con gười là lúc thành công rực rỡ.
Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao
“Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người bình thường mà cao đẹp”. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
1.
Phương pháp: căn cứ bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Cách giải:
- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Tác giả: Phạm Tiến Duật.
2.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức Biểu cảm
3.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
- Biện pháp nghệ thuật:
Trái tim: Hoán dụ.
- Tác dụng: Hoán dụ: biểu tượng cho tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu.
-> Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ các bộ đội cụ Hồ thời kì chống Mỹ.
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giải thích câu nói:
- “Thành công”: Khi đạt được mục đích, lí tưởng, mang lại vinh quang, vật chất...
- “Thử thách”: Khó khăn, thách thức trong cuộc sống...
=> Ý nghĩa của câu nói: Thử thách trong cuộc đời không chỉ là khi vấp ngã, gặp khó khăn mà kể cả lúc thành công, khi gặt hái vinh quang
2. Bàn luận.
- Tại sao khi thành công rực rỡ lại là thử thách lớn nhất?
+ Con đường để thành công trải qua muôn vàn khó khăn, giữ được thành quả còn khó khăn hơn nữa. Đó là thử thách lớn đối với mỗi người.
+ Khi thành công rực rỡ, đó là lúc ta hạnh phúc nhất. Nhưng trên đỉnh vinh quang ta dễ bị lóa mắt, từ đó dẫn đến tự phụ, tự kiêu, tự cao, tự đại xem thường người khác.
+ Khi thành công con người dễ rơi vào lối sống hưởng thụ. Hơn thế hưởng thụ thái quá có thể dẫn tới sự sa ngã vào tệ nạn xã hội và dần mất đi tất cả
+ Thành công dễ đưa người ta vào tâm lí tự mãn, bằng lòng với những gì mình có, dẫn đến không có động lực để phấn đấu
+ Không ít người thành công lại tham vọng hơn thế nữa, điều đó dẫn đến việc bất chấp thủ đoạn để đạt được.
- Khẳng định câu nói trên hoàn toàn đúng đắn.
3. Liên hệ.
Ý kiến trên là bài học bổ ích với mỗi người:
- Hãy tận hưởng niềm vui hạnh phúc khi đạt được thành quả
- Nhưng không nên ngủ quên trong chiến thắng, hãy bình tĩnh, sáng suốt để tiếp tục phấn đấu...
Câu 3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
Phân tích nhân vật anh thanh niên:
1. Mở bài:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ và khắc họa thành công hình tượng những con người lao động thầm lặng đang ngày đêm xây dựng đất nước. Đặc biệt, là anh thanh niên trẻ cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
- Giới thiệu nhận định
2. Thân bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
a. Vẻ đẹp của anh được thể hiện trong hoàn cảnh sống và làm việc:
- Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm bốn bề mây phủ, lạnh rét . Anh luôn thèm người và nhớ người. Nỗi nhớ khiến anh chặt cây chắn đường để được gặp người. Anh quen bác lái xe từ đó. Qua bác lái xe, anh đã quen được ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
- Công việc mỗi ngày của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất để dự báo thời tiết.
+ Hàng ngày, anh phải báo ốp về nhà vào bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng. Gian khổ nhất là lúc 1 giờ sáng mưa gió, rét mướt, tuyết rơi phải dậy.
+ Công việc gian khổ nhưng anh yêu nó, làm việc hết mình và chính xác. Có lần anh phát hiện đám mây khô nên không quân ta đã tiêu diệt được nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
b. Vẻ đẹp trong nếp sống, cách ứng xử:
- Anh thanh niên là người có nề nếp, nhân cách. Ngôi nhà anh rất ngăn nắp, gọn gàng. Anh biết làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, thơ mộng, ý nghĩa:
+ Anh trồng hoa: hoa dơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn…
+ Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ.
+ Anh nuôi gà lấy trứng
+ Thế giới của riêng anh: ngôi nhà ba gian sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm.
- Anh là người khiêm tốn, thành thực: anh từ chối để ông họa sĩ vẽ.
- Anh là người có tấm lòng rộng mở, chân thành, gần gũi:
+ Với bác lái xe đã trở thành người bạn thân tình.
+ Với những người bạn mới như ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ anh vui mừng đến luống cuống.
ð Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã cho người đọc thấy anh thanh niên – bức chân dung với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, lối sống, suy nghĩ, công việc của anh.
3. Kết bài:
“Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phẩm chất, cách sống và ứng xử với mọi người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho mình và những người xung quanh.
Chú ý, sai lầm: Trong bài viết cần có phần khái quát, giới thiệu chung về tác giả trước khi phân tích. Vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt, phân tích ngắn gọn, đúng trọng tâm, có cảm xúc.
Nguồn: Sưu tầm
soanvan.me