Đề bài

Câu 1: (3 điểm)

Xác định thành phần tình thái, cảm thán và nói rõ chức năng của thành phần đó trong câu.

aChao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

b.   Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn này ở làng lại đốn đến thế sao?

Câu 2: (2 điểm)

Đọc hai câu ca dao sau:

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

a. Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó.

b. Hãy cho biết vì sao em hiểu được hàm ý đó?

Câu 3: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về: Việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối.

Lời giải chi tiết

Câu 1: (3 điểm)

Xác định thành phần tình thái, cảm thán và nói rõ chức năng của thành phần đó trong câu.

aChao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

b. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn này ở làng lại đốn đến thế sao?

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về thành phần tình thái, cảm thán

Lời giải chi tiết:

aChao ôi: Thành phần cảm thán biểu thị tình cảm tiếc nuối của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

bChả nhẽ: Thành phần tình thái biểu thị thái độ giả định, ước đoán của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Câu 2: (2 điểm)

a. Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó.

b. Hãy cho biết vì sao em hiểu được hàm ý đó?

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a 

- Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý.

- Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình.

b Hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.

Câu 3: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về: Việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Chú ý hình thức đoạn văn 15-20 dòng, sử dụng thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối

Lời giải chi tiết:

Gợi ý viết đoạn văn:

      Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại và tuổi trẻ bao giờ cũng hướng tới tương lai! Tương lai - đó là những gì chưa có trong hôm nay, nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn đối với con người. Nếu không nói rằng nhờ có niềm hi vọng vào tương lai mà con người có thể vượt qua nhiều năm khó khăn, trở ngại để tiếp tục cuộc sống có ích hơn. Tuy nhiên, thanh niên không thể ngồi yên để chờ đợi tương lai, càng không thể đi tới tương lai với hai bàn tay trắng, nghĩa là phải chuẩn bị cho minh một hành trang cần thiết, đặc biệt là hành trang tinh thần. Hành trang tinh thần đó là tri thức, kĩ năng, thói quen được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên tự tin, trước mạng thông tin toàn cầu, trước hội nhập kinh tế thế giới, với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muôn có hành trang tinh thần như vậy, hơn lúc nào hết, thanh niên phải là người tiên phong trong học tập và học có hiệu quả nhanh chóng, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng sự hiểu biết ấy vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Và chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại.

a. Thành phần phụ chú

-“Đó là những gì chưa có trong hôm nay” giải thích cho từ “tương lai”.

- “Đó là tri thức, kĩ năng, thói quen” giải thích cho “Hành trang tinh thần”.

b. Liên kết câu

-  Phép lặp: Tuổi trẻ, mùa xuân, hành trang tinh thần.

-  Phép thế: Chỉ có như vậy.

- Phép nối: Và.

Nguồn: Sưu tầm