ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................... ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang)
|
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
(2) Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.
(Trích Tư duy tích cực, Theo Tony Buổi sáng, trên đường băng, NXB Trẻ, 2016)
Câu 1: (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Tìm trong văn bản 02 biểu hiện của người có thái độ sống tích cực, lạc quan.
Câu 3: (1.0 điểm) Tìm thuật ngữ trong cụm từ in đậm ở đoạn (1) và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào.
Câu 4: (1.0 điểm) Từ in đậm trong đoạn văn (2) được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì được chuyển theo phương thức nào?
Câu 5: (1.0 điểm) Hãy chỉ ra và cho biết giá trị của một biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn (1)
Câu 6: (1.0 điểm) Em hãy giải thích và nêu nhận xét của bản thân về câu: Đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity)
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
.... Từ trên lầu vừa đi xuống định lấy xe đạp chạy ra quán trà sữa như đã hẹn với đám bạn, tôi chợt đứng sững lại khi nghe tiếng bà tôi đang ngồi ở phòng khách nói chuyện điện thoại trong nghẹn ngào, có lẽ với một người bạn nào đó - điều đó đã gây chú ý cho tôi:
- Phải! Tôi thấy cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình .... và tôi thèm lắm một bữa cơm gia đình....
Em hãy viết tiếp câu chuyện từ tình huống trên để từ đó rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc.
..............................Hểt..........................
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Phần |
Nội dung |
Câu 1: Phương pháp: đọc kĩ đoạn trích Cách giải: Nội dung chính: Tác dụng của việc nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực. Câu 2: Phương pháp: đọc, tìm ý Cách giải: - Biểu hiện: + nụ cười thường trực trên môi, +sống, học tập và làm việc hết mình Câu 3: Phương pháp: căn cứ vào bài học Thuật ngữ Cách giải: - Thuật ngữ: “không khí” là thuật ngữ về môi trường thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Câu 4: Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Cháy hết mình: “cháy” được hiểu là con người dám dấn thân, dám đem hết nhiệt huyết để sống trọn vẹn cuộc đời và tỏa sáng. - Từ “cháy” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Câu 5: Phương pháp: căn cứ vào lý thuyết các biện pháp tu từ Cách giải: - Biện pháp tu từ: liệt kê (Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch… hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
- Tác dụng: Làm cho đoạn văn giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Đồng thời chỉ rõ những biểu hiện trong việc nhìn nhận sự việc tích cực và tiêu cực. Câu 6: Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Câu nói đó được hiểu như sau: Với những người tích cực, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội tốt trong những vấn đề nguy nan. - Rút ra bài học cho bản thân từ câu nói trên. |
|
II |
Phương pháp: đọc, tìm ý Cách giải: *Phương pháp: - Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự. - Vận dụng trí tưởng tượng của mình để viết tiếp câu chuyện và gửi đi những thông điệp sâu sắc. * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài văn tự sự sử dụng yếu tố tưởng tượng. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc và ý của bạn về nội dung tình cảm gia đình. Gợi ý: - Thời gian và không gian diễn ra câu chuyện - Các nhân vật có trong câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện. - Cảm xúc và hành động của các nhân vật. - Bài học nhân sinh được rút ra từ câu chuyện trên. - Cảm nghĩ của người kể chuyện về tình cảm gia đình và bài học qua câu chuyện trên. |
soanvan.me