Đề bài
Câu 1: (2 điểm)
Đại từ “tôi” chuyển sang đại từ “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có phải là ngẫu nhiên không? Vì sao?
Câu 2: (3 điểm)
Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả như thế nào trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
Câu 3: (5 điểm)
a. (2 điểm)
Thuật lại những trò chơi thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của em bé trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go.
b. (3 điểm)
Phân tích ý nghĩa sâu xa của ba câu thơ sau:
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm...
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
Lời giải chi tiết
Câu 1: (2 điểm)
Đại từ “tôi” chuyển sang đại từ “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có phải là ngẫu nhiên không? Vì sao? |
Phương pháp:
Nêu đặc sắc nghệ thuật của việc chuyển đổi đại từ nhân xưng
Lời giải chi tiết:
Đại từ “tôi” chuyển sang “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải không phải là ngẫu nhiên. Vì:
- Xưng “tôi” vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của tác giả, vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên và đất nước.
- “Ta” vừa số ít, vừa số nhiều; vừa nói lên được nỗi niềm riêng cùa tác giả, vừa diễn đạt cái chung của mọi người. Đó là tâm sự, là ước vọng cửa tác giả nhưng cũng là của chung mọi người. Cách chuyển cách xưng hô thể hiện khát vọng sống có ích, đem hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước.
Câu 2: (3 điểm)
Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả như thế nào trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh? |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
- Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se. (Khứu giác)
- Gió se, nhè nhẹ hơi lạnh và khô. (Xúc giác)
- Sương thu nhè nhẹ mỏng manh “chùng chình qua ngõ”. (Thị giác)
- Dòng sông trôi chậm rãi, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè, gợi sự bình yên.
- Những cánh chim đã bắt đầu vội vã bay đi, tìm nơi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.
- Những đám mây lơ lửng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả không gian và thời gian đang chuyển mùa: nửa là của mùa hạ. nửa lại vắt sang thu.
- Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn mưa rào mùa hạ đã bớt dần.
⟶ Cảnh vật sống động, đẹp và có hồn.
⟶ Tác giả đã cảm nhận qua nhiều giác quan: tâm hồn nhạy cảm, quan sát tinh tế, miêu tả không gian cảnh vật như đang từ từ chuyển sang mùa thu. Đây là sự liên tưởng sáng tạo và thú vị.
Câu 3: (5 điểm)
a. Thuật lại những trò chơi thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của em bé trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go. b. Phân tích ý nghĩa sâu xa của ba câu thơ sau: Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm... Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. |
Phương pháp:
Nhớ lại và phân tích nội dung
Lời giải chi tiết:
a. Thuật lại những trò chơi thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của em bé trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go:
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
- Bé không phải đóng vai mây, sóng mà hoà nhập vào hẳn trong mây và sóng. Còn mẹ là vầng trăng, là bến bờ kì lạ. Bé chơi đùa vào vầng trăng, ôm mặt mẹ, nô đùa cùng mẹ.
⟶ Trò chơi thật tuyệt diệu, có sự kết hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử.
b. Phân tích ý nghĩa sâu xa của ba câu thơ:
- Tình thương yêu mẹ con, niềm hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng. Và kì diệu thay, điều đó lại do chính con người nhỏ bé tạo ra.
- Ba câu thơ trên cho thấy hạnh phúc của bé trong vòng tay của mẹ. Hạnh phúc không phải là những điều gì xa xôi, bí ẩn và do ai ban phát mà nó tồn tại vĩnh hằng ngay trên trần thế này và do chính con người tạo dựng.
- Chính sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt sẽ chắp cánh thành sức mạnh của sự sáng tạo không ngừng của em bé.
Nguồn: Sưu tầm