Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
1.1. Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm cách thức và phương châm quan hệ ?
1.2. Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào?
- Nói có đầu có đũa.
- Đánh trống lảng.
- Nửa úp nửa mở.
- Nói bóng nói gió.
Câu 2: (3 điểm)
Cho các ví dụ sau:
1.
“Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu”
(Ca dao)
2.
“Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”.
(Chinh phụ ngâm)
3.
“Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”
(Chinh phụ ngâm)
- Em hãy chỉ ra nghĩa của từ “xanh” trong từng lần sử dụng.
- Nghĩa nào là nghĩa gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển?
- Nghĩa nào được mọi người dùng? Nghĩa nào ít được sử dụng?
Câu 3: (4 điểm)
3.1. Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp?
3.2. Cho câu văn sau: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta”.
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp.
Lời giải chi tiết
Câu 1: (3 điểm)
1.1. Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm cách thức và phương châm quan hệ? 1.2. Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào? - Nói có đầu có đũa. - Đánh trống lảng. - Nửa úp nửa mở. - Nói bóng nói gió. |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các phương châm trong hội thoại
Lời giải chi tiết:
1.1. (2 điểm)
Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm cách thức và phương châm quan hệ:
- Phương châm cách thức: là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại nói ngắn gọn, rành mạch; tránh lối nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa.
- Phương châm quan hệ: là phương châm yêu cầu người tham gia hội thoại phải nói những điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
1.2. (1 điểm)
Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại:
- Phương châm cách thức: Nói có đầu có đũa, Nửa úp nửa mở.
- Phương châm quan hệ: Đánh trống lảng, Nói bóng nói gió.
Câu 2: (3 điểm)
- Em hãy chỉ ra nghĩa của từ “xanh” trong từng lần sử dụng. - Nghĩa nào là nghĩa gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển? - Nghĩa nào được mọi người dùng? Nghĩa nào ít được sử dụng? |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ ngữ
Lời giải chi tiết:
1. Từ “xanh” nghĩa là chưa già, chưa chín, được mọi người đều dùng. Từ “xanh” này được hiểu theo nghĩa chuyển. (1 điểm)
2. Từ “xanh” chỉ sắc màu của lá cây, của nước biển. Từ “xanh” này được hiểu theo nghĩa gốc. (1 điểm)
Ví dụ:
“Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những ước mơ...”
(Tố Hữu)
3. Từ “xanh” chỉ ông trời, được hiểu theo nghĩa chuyển (hoán dụ). (1 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
3.1. Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp? 3.2. Cho câu văn sau: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta”. (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp. |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
Lời giải chi tiết:
3.1. (1 điểm)
- Lời dẫn trực tiếp: là lời dẫn nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Lời dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
3.2. (3 điểm)
1. Dùng câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp. Lưu ý: Hình thức viết, bảo đảm đúng yêu cầu cần đạt (lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, đặt trước dấu hai chấm). Mỗi đoạn văn học sinh viết khoảng 10 dòng.
- “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi).
2. Đoạn văn cần đáp ứng nội dung:
- Con đường văn nghệ đến với mọi người là con đường tình cảm.
- Văn nghệ là tiếng nói từ trái tim đến với trái tim, nó “đốt lửa trong lòng chúng ta”. Nó có khả năng giúp con người tự hoàn thiện nhân cách của mình.