Câu hỏi 1 :

Cách viết tập hợp nào sau đây là đúng?

  • A

    \(A = \left[ {0;1;2;3} \right]\)   

  • B

    \(A = \left( {0;1;2;3} \right)\)          

  • C

    \(A = 1;2;3\)      

  • D

    \(A = \left\{ {0;1;2;3} \right\}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Sử dụng cách viết tập hợp

+ Tên tập hợp được viết bằng các chữ cái in hoa như A ; B ; C ;...

+  Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu  “ ; ” (nếu có phần tử số)

Lời giải chi tiết :

Cách viết đúng là \(A = \left\{ {0;1;2;3} \right\}.\)

Câu hỏi 2 :

Cho \(B = \left\{ {2;3;4;5} \right\}\). Chọn câu sai.

  • A

    \(2 \in B\)   

  • B

    \(5 \in B\)

  • C

    \(1 \notin B\)

  • D

    \(6 \in B\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Áp dụng cách sử dụng kí hiệu \( \in \):

Ví dụ:

+) \(2 \in A\) đọc là \(2\) thuộc A hoặc \(2\) là phần tử của  A.

+) \(6 \notin A\) đọc là \(6\) không thuộc A hoặc \(6\) không là phần tử của  A.

Lời giải chi tiết :

\(2\) và \(5\) là các phần tử của $B$ nên A, B đúng.

\(1\) không là phần tử của $B$ nên C đúng.

Ta thấy \(6\) không là phần tử của tập hợp \(B\) nên \(6 \notin B.\) Do đó D sai.

Câu hỏi 3 :

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quanh quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh. Đó là sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

Cho S là tập hợp các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    S là tập hợp có 8 phần tử.

  • B

    Sao Thủy không thuộc S.

  • C

    S là tập hợp có 9 phần tử.

  • D

    Mặt Trời là một phần tử của S.

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

+) Các hành tinh của Hệ Mặt Trời là sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

+) Mỗi một hành tinh là một phần tử của tập hợp.

+) Số hành tinh là số phần tử của S.

Lời giải chi tiết :

Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương

Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh nên S có 8 phần tử => A đúng, C sai

Sao Thủy là một hành tinh của Hệ Mặt Trời => B sai.

Mặt Trời không là hành tinh nên Mặt Trời không là một phần tử của S => D sai

Câu hỏi 4 :

Cho A là tập hợp các số chẵn lớn hơn 15. Số nào trong các số sau là một phần tử của A?

  • A
    0
  • B
    13
  • C
    20
  • D
    21

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Loại bỏ những số lẻ và những số nhỏ hơn 15.

Lời giải chi tiết :

Số 0 và 13 là các số nhỏ hơn 15 nên 0 và 13 không là phần tử của A => Đáp án A, B sai

Số 21 là số lẻ nên 21 không là phần tử của A => Đáp án D sai

Số 20 là số lớn hơn 15 và là số chẵn nên 20 là một phần tử của A => Đáp án C đúng.

Câu hỏi 5 :

A là tập hợp tên các hình trong Hình 3:

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    A={Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác}

  • B

    A={Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình bình hành}

  • C

    A={Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình bình hành, hình thang cân}

  • D

    A={Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình bình hành, hình thang}

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

+) Quan sát và nhận dạng các hình.

+) Các phần tử của A viết trong dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu phẩy “,”

+) Các phần tử là tên các loại hình học.

Lời giải chi tiết :

Các hình trên theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình tam giác, hình thang.

Vậy A = {hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình tam giác, hình thang}

Câu hỏi 6 :

Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E.

  • A

    Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10

  • B

    Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 11

  • C

    Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 12

  • D

    Các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 8

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Nhận xét tính chất chung của các phần tử của tập hợp E rồi chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Lời giải chi tiết :

Các phần tử của tập hợp E đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10

Tính chất đặc trưng của các phần tử trong E là “các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10”

Câu hỏi 7 :

Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là

  • A

    \(N\)   

  • B

    \({N^*}\)          

  • C

    \(\left\{ N \right\}\)      

  • D

    \(Z\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Tập hợp số tự nhiên kí hiệu là N.

Câu hỏi 8 :

Số tự nhiên nhỏ nhất là số

  • A

    \(1\)   

  • B

    \(0\)   

  • C

    \(2\)   

  • D

    \(3\)   

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Tập hợp số tự nhiên \(N = \left\{ {0;1;2;3;...} \right\}\)

Nên số tự nhiên nhỏ nhất là số \(0.\)

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \notin \mathbb{N}^*\)

  • B

    Nếu \(x \in \mathbb{N}\) thì \(x \in \mathbb{N}^*\)

  • C

    Nếu \(x \notin \mathbb{N}^*\) thì \(x \notin \mathbb{N}\)

  • D

    Nếu \(x \in \mathbb{N}^*\) thì \(x \in \mathbb{N}\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

\(\mathbb{N}^*\) là tập hợp các số tự nhiên khác 0.

\(\mathbb{N}\) là tập hợp các số tự nhiên khác.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A sai vì:  1 thuộc \(\mathbb{N}\) và cũng thuộc  \(\mathbb{N}^*\).

Đáp án B sai vì: 0 thuộc \(\mathbb{N}\) nhưng không thuộc \(\mathbb{N}^*\)

Đáp án C sai vì: 0 không thuộc \(\mathbb{N}^*\) nhưng 0 thuộc \(\mathbb{N}\).

Đáp án D đúng vì: \(x \in \mathbb{N}^*\) có nghĩa là x là số tự nhiên khác 0, khi đó x là số tự nhiên, hay x thuộc \(\mathbb{N}\).

Câu hỏi 10 :

Số phần tử của tập hợp \(P\) gồm các chữ cái trong cụm từ “ WORLD CUP” là

  • A

    \(9\)

  • B

    \(6\)          

  • C

    \(8\)      

  • D

    \(7\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Viết tập hợp \(P\) dưới dạng liệt kê các phần tử và đếm số phần tử của tập hợp

Lời giải chi tiết :

Các chữ cái trong cụm từ  “ WORLD CUP” là W;O;R;L;D;C;U; P.

Nên tập hợp P={W;O;R;L;D;C;U; P} bao gồm \(8\) phần tử.