Đề bài

Câu 1: Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình \({u_A} = {u_B} = 4\cos (10\pi t)mm.\) Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v=15cm/s. Hai điểm \({M_1},{M_2}\) cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có \(A{M_1} - B{M_1} = 1cm\) và \(A{M_2} - B{M_2} = 3,5cm\). Tại thời điểm li độ của M1 là 3mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là:

A. 3mm

B. -3mm

C. \( - 3\sqrt 3 mm\)

D. \( - \sqrt 3 mm\)

 Câu 2: Một điện thoại di động hãng Blackberry Pastport được treo bằng sợi dây cực mảnh trong một bình thủy tinh kín đã rút hết không khí. Điện thoại dùng số thuê bao 0977 999 999 vẫn đang nghe gọi bình thường và được cài đặt âm lượng lớn nhất. Học sinh A đứng gần bình thủy tinh trên và dùng một điện thoại Iphone X gọi vào thuê bao 0977 999 999. Kết quả học sinh A nhận được là:

A. Nghe thấy nhạc chuông nhưng nhỏ hơn bình thường.

B. Vẫn liên lạc được nhưng không nghe thấy nhạc chuông.

C. Nghe thấy nhạc chuông  như bình thường.

D. Chỉ nghe một cô gái nói: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”.

Câu 3: Hai ống dây dài bằng nhau và có cùng số vòng dây, nhưng đường kính ống một gấp đôi đường kính ống hai. Khi ống dây một có dòng điện 10A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống một là 0,2T. Nếu dòng điện trong ống hai là 5A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống hai là

A. 0,1T

B. 0,4T

C. 0,05T

D. 0,2T

Câu 4: Vòng dây kim loại diện tích S đặt vuông góc với đường sức từ của một từ trường có độ lớn cảm ứng từ biến đổi theo thời gian như đồ thị, suất điện động cảm ứng sinh ra có giá trị:

A. 0(V)

B. \(\dfrac{{S\sqrt 3 }}{2}(V)\)

C. \(\dfrac{S}{2}(V)\)

D. S(V)

Câu 5: Một sóng ngang truyền trên một sợi dây có tần số f = 20Hz. Biết tốc độ truyền sóng là 320cm/s, biên độ \(\sqrt {10} cm.\) Tại một thời điểm t nào đó, dây có dạng như hình vẽ. Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm B,C trên dây là:

A.6,0cm

B. 5,0cm

C. 7,5cm

D. 5,5cm

Câu 6: Cho đoạn mạch AB không phân nhánh gồm đoạn mạch AM chứa cuộn cảm thuần, đoạn mạch MN chứa điện trở thuần và đoạn mạch NB chứa tụ điện. Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos (\omega t + \varphi )V\) (trong đó U0, ω, φ  xác định) vào hai đầu mạch AB. Khi đó điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AN, MB lần lượt là uAN và uMB được biểu thị ở hình vẽ. Điện áp U0 gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 185V

B. 132V

C. 311V

D. 220V

Câu 7: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là roto gồm 4 cặp cực ( 4 cực nam và 4 cực bắc). Để suất điện động do máy phát ra có tần số 50Hz thì roto phải quay với tốc độ

A. 750 vòng/ phút

B. 75 vòng/ phút

C. 480 vòng/ phút

D. 3000 vòng/ phút

Câu 8: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ, u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là

A.\({i^2} = LC(U_0^2 - {u^2})\)

B. \({i^2} = \dfrac{C}{L}(U_0^2 - {u^2})\)

C. \({i^2} = \dfrac{L}{C}(U_0^2 - {u^2})\)

D. \({i^2} = \sqrt {LC} (U_0^2 - {u^2})\)

Câu 9: Lực nào sau đây không phải lực từ?

A. Lực Trái Đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương Bắc Nam.

B. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.

C. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.

D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.

Câu 10: Lần lượt chiếu ánh sáng màu tím có bước sóng 0,39µm và ánh sáng màu lam có bước sóng \(0,48\mu m\) vào một mẫu kim loại có công thoát là 2,48eV. Ánh sáng nào có thể gây ra hiện tượng quang điện?

A. Chỉ có màu lam.

B. Cả hai đều không.

C. Cả màu tím và màu lam.

D. Chỉ có màu tím.

Câu 11: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

Câu 12: Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương thì các vật còn lại:

A. B âm, C dương, D âm.                                                     

B. B dương, C âm, D dương.

C. B âm, C dương, D dương.                                                           

D. B âm, C âm, D dương.

Câu 13: Khi cho một chùm ánh sáng trắng truyền tới một thấu kính theo phương song song với trục chính của thấu kính thì sau thấu kính, trên trục chính, gần thấu kính nhất sẽ là điểm hội tụ của

A. ánh sáng màu đỏ              

B. ánh sáng màu lục.

C. ánh sáng màu tím.                          

D. ánh sáng màu trắng

Câu 14: Đặt điệm áp \(u = {U_0}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u; uR; uL; uC lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch, giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là:

A.\(i = \dfrac{{{u_C}}}{{{Z_C}}}\)

B. \(i = \dfrac{{{u_R}}}{R}\)

C. \(i = \dfrac{u}{Z}\)

D. \(i = \dfrac{{{u_L}}}{{{Z_L}}}\)

Câu 15: Khi ta nghiên cứu quang phổ vạch của một vật bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí các vạch người ta biết được:

A. Các nguyên tố hóa học cấu thành vật đó.

B. Phương pháp kích thích vật dẫn đến phát quang.

C. Các hợp chất hóa học tồn tại trong vật đó.

D. Nhiệt độ của vật khi phát quang.

Câu 16: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện cách nhau 2,5m trong không khí chúng tương tác với nhau bởi lực 9mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì điện tích của mỗi quả cầu bằng -3µC. Tìm điện tích của các quả cầu ban đầu:

A. \({q_1} = 4\mu C;{q_2} =  - 7\mu C\)             

B. \({q_1} = 2,3\mu C;{q_2} =  - 5,3\mu C\)

C. \({q_1} =  - 1,34\mu C;{q_2} =  - 4,66\mu C\)         

D. \({q_1} = 1,41\mu C;{q_2} =  - 4,41\mu C\)

Câu 17: Hai con lắc lò xo dao động điều hòa có động năng biến thiên theo thời gian như đồ thị. Vào thời điểm thế năng hai con lắc bằng nhau thì tỉ số động năng con lắc (2) và động năng con lắc (1) là

A. 25/81

B. 2/3

C. 4/9

D. 5/9

Câu 18: Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g bằng phép đo gián tiếp. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là \(T = 1,919 \pm 0,001(s)\) và \(l = 0,9 \pm 0,002(m)\). Bỏ qua sai số của số pi. Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng?

A. \(g = 9,648 \pm 0,031m/{s^2}\)            

B. \(g = 9,544 \pm 0,035m/{s^2}\)

C. \(g = 9,648 \pm 0,003m/{s^2}\)                   

D. \(g = 9,544 \pm 0,003m/{s^2}\)

Câu 19: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V, tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM ghép nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM chỉ có biến trở R; đoạn mạch MB gồm cuộn dây không thuần cảm ghép nối tiếp với tụ C. Điều chỉnh R đến giá trị R0 sao cho công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại thì thấy điện áp hiệu dụng đoạn mạch MB bằng \(40\sqrt 3 V\)và công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB bằng 90W. Tính công suất tiêu thụ trên đoạn mạch MB.

A. 30W

B. 67,5W

C. 60W

D. 45W

Câu 20: Hoạt động nào sau đây là kết quả của việc truyền thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến?

A. Xem phim từ đầu đĩa DVD              

B. Xem thời sự truyền hình qua vệ tinh.

C. Trò chuyện bằng điện thoại bàn.               

D. Xem phim từ truyền hình cáp.

Câu 21: Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos (\omega t)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch bằng:

A. \(\dfrac{{U\sqrt 2 }}{{\omega L}}\)

B. \(\dfrac{U}{{\omega L}}\)

C. \(U\omega L\)

D. \(U\sqrt 2 \omega L\)

Câu 22: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách hai khe 2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,75 µm. Bước sóng lớn nhất của các bức xạ cho vân tối tại điểm N trên màn, cách vân trung tâm 12mm là

A. 0,735µm

B. 0,685 µm  

C. 0,705 µm

D. 0,715 µm

Câu 23: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:

A. gương phẳng.       

B. gương cầu.                        

C. cáp dẫn sáng trong nội soi.   

D. thấu kính.

Câu 24: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha có biên độ lần lượt là A1 và A2. Biên độ dao động của vật bằng:

A. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)

B. \({A_1} + {A_2}\)

C. \({({A_1} - {A_2})^2}\)

D. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)

Câu 25: Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,48 µm  lên một tấm kim loại có công thoát là 2,4.10-19J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng đi vào không gian có điện trường đều, theo hướng vectơ cường độ điện trường. Biết cường độ điện trường có giá trị 1000V/m. Quãng đường tối đa mà electron chuyển động được theo chiều vectơ cường độ điện trường là:

A. 0,83cm

B. 1,53cm

C. 0,37cm

D. 0,109cm

Câu 26: Hai chất điểm có khối lượng lần lượt là m1, m2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số. Đồ thị biểu diễn động năng của m1 và thế năng của m2 theo li độ như hình vẽ. Tỉ số m2/ m1  là:

A. 2/3

B. 9/4

C. 4/9

D. 3/2

Câu 27: Một lò xo nhẹ, có độ cứng k = 100N/m được treo vào một điểm cố định, đầu dưới treo vật nhỏ khối lượng m = 400g. Giữ vật ở vị trí lò xo không biến dạng rồi buông nhẹ để vật dao động điều hòa tự do theo dọc theo trục lò xo. Chọn trục tọa độ thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc buông vật. Tại thời điểm t = 0,2s, một lực \(\overrightarrow F \) thẳng đứng, có cường độ biến thiên theo thời gian biểu diễn như đồ thị trên hình bên tác dụng vào vật. Biết điểm treo chỉ chịu được lực kéo tối đa có độ lớn 20N. Thời điểm lò xo bắt đầu rời khỏi điểm treo là

A. 17/15 s                    B. 29/15 s   

C. 14/5 s                       D. 13/5 s         

Câu 28: Cho hai con lắc lò xo giống nhau. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa với biên độ lần lượt là nA, A ( với n nguyên dương) dao động cùng pha. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của hai con lắc. Khi động năng của con lắc thứ nhất là a thì thế năng của con lắc thứ hai là b. Khi thế năng của con lắc thứ nhất là b thì động năng của con lắc thứ hai được tính bởi biểu thức:

A.\(\dfrac{{a + b({n^2} - 1)}}{{{n^2}}}\)

B. \(\dfrac{{a + b({n^2} + 1)}}{{{n^2}}}\)

C. \(\dfrac{{b + a({n^2} + 1)}}{{{n^2}}}\)

D. \(\dfrac{{b + a({n^2} - 1)}}{{{n^2}}}\)

Câu 29: Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.

B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon.

C. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

D. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon đó càng nhỏ.

Câu 30: Một bể nước sâu 1m. Một chùm tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước dưới góc tới i sao cho sini = 0,6. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,331 và 1,345. Để hai vệt sáng đỏ và tím ở đáy bể hoàn toàn tách rời nhau thì độ rộng của chùm sáng không vượt quá giá trị nào sau đây?

A. 0,75mm

B. 5,06mm

C. 7,5mm

D. 5,6mm

Câu 31: Một con lắc đơn dao động điều hòa, mốc thế năng trọng trường được chọn là mặt phẳng nằm ngang qua vị trí cân bằng của vật nặng. Khi lực căng dây treo có độ lớn bằng trọng lực tác dụng lên vật nặng thì

A. động năng bằng thế năng của vật nặng.

B. thế năng gấp hai lần động năng của vật nặng.

C. động năng của vật đạt giá trị cực đại.

D. thế năng gấp ba lần động năng của vật nặng.

Câu 32: Dùng điện áp không đổi U để cung cấp cho một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Hỏi khi dùng R1 nối tiếp R2 thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu? (bỏ qua hao phí do nhiệt truyền ra môi trường)

A. 15 phút

B. 30 phút

C. 15 phút

D. 10 phút

Câu 33: Trong thang sóng điện từ, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là:

A. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn ghen.

B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn ghen, tia tử ngoại.

C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn ghen.

D. tia Rơn ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

Câu 34: Điện năng ở một nhà máy điện trước khi truyền đi xa phải đưa tới một máy tăng áp. Ban đầu, sốvòng dây của cuộn thứ cấp của máy tăng áp là N2 thì hiệu suất của quá trình truyền tải là 80%. Biết điện áp hiệu dụng và số vòng dây ở cuộn sơ cấp khôn g đổi. Để hiệu suất của quá trình truyền tải tăng lên đến 95% thì số vòng dây của cuộn thứ cấp ở máy biến áp phải là

A. 4N2

B. 2N2

C. 5N2

D. 3N2

Câu 35: Một mạch điện gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz, có giá trị hiệu dụng không đổi. Khi điện áp tức thời trên R có giá trị \(20\sqrt 7 V\) thì cường độ dòng điện tức thời có giá trị \(\sqrt 7 A\) và điện áp tức thời trên tụ có giá trị 45V. Khi điện áp tức thời trên điện trở là \(40\sqrt 3 V\) thì điện áp tức thời trên tụ là 30V. Giá trị của C là

A.\(\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\)

B. \(\dfrac{{{{2.10}^{ - 3}}}}{{3\pi }}F\)

C. \(\dfrac{{{{3.10}^{ - 3}}}}{{8\pi }}F\)

D. \(\dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }F\)

Câu 36: Trong sóng cơ, sóng ngang có thể truyền được

A. trong chất lỏng và chất khí.

B. trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.

C. trong chất rắn và trong chất khí.

D. trong bề mặt chất lỏng và trên bề mặt chất rắn.

Câu 37: Hai mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với các cường độ dòng điện tức thời trong hai mạch là i1 và i2 được biểu diễn như hình vẽ. Tổng điện tích của hai tụ điện trong hai mạch ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất bằng

 

A. \(\dfrac{4}{\pi }\mu C\)

B. \(\dfrac{5}{\pi }\mu C\)

C. \(\dfrac{3}{\pi }\mu C\)

D.\(\dfrac{{10}}{\pi }\mu C\)

Câu 38: Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều cho ta biết:

A. giá trị trung bình cuẩ điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

B. giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng.

C. giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

D. giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

Câu 39: Giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)

A. tỉ lệ với số đường sức từ qua một đơn vị diện tích S.

B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.

C. là giá trị cảm ứng từ B tại nơi đặt diện tích S.

D. tỉ lệ với số đường sức từ qua diện tích S.

Câu 40: Trong một mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện tức thời sớm pha hơn điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch góc \(\varphi \) (với 0 < φ < π/2). Đoạn mạch đó:

A. gồm điện trở thuần và tụ điện.

B. chỉ có cuộn cảm.

C. gồm cuộn dây thuần cảm và tụ điện.

D. gồm điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

B

A

D

B

6

7

8

9

10

A

A

B

C

C

11

12

13

14

15

A

A

C

B

A

16

17

18

19

20

C

C

A

A

B

21

22

23

24

25

B

C

C

A

D

26

27

28

29

30

C

B

A

B

B

31

32

33

34

35

B

B

D

B

B

36

37

38

39

40

D

B

B

A

A

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại Tuyensinh247.com

soanvan.me