Đề bài

Câu 1: Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau?

A. Cỏ → Châu chấu → Trăn → Gà → Vi khuẩn.

B. Cỏ → Trăn → Châu chấu → Vi khuẩn→ Gà.

C. Cỏ → Châu chấu → Gà → Trăn → Vi khuẩn.

D. Cỏ → Châu chấu → Vi khuẩn→ Gà → Trăn.

Câu 2: Khi nói về quan hệ dinh dưỡng, thứ tự nào sau đây là đúng?

A. Sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ  sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải,

C. Sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ.

D. Sinh vật tiêu thụ → sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải.

Câu 3: Phép lai nào nào ra ưu thế lai lớn nhất:

A. Lai khác thứ             B. Lai cùng dòng

C. Lai khác dòng           D. Lai khác loài.

Câu 4: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là:

A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác

B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất

C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn)

D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất

Câu 5: Giao phối cận huyết là:

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen.

C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau

D. Giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

Câu 6: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?

A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.

B. Lá và thân cây tiêu giảm.

C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng.

D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.

Câu 7: Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố:

A. Đất

B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ

D. Các cây sống xung quanh

Câu 8: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.

B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.

C. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.

D. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Câu 9: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ

A. hội sinh                    B. cộng sinh

C.  ký sinh.                   D. cạnh tranh.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây là đúng về hiện tượng thoái hóa giống?

A. Đời con F1 sinh sản nhanh, sức sống kém.

B. Con lai F1 có khả năng sinh sàn tốt, năng suất cao.

C. Thế hệ con sinh ra có sức sống giảm sút, năng suất thấp.

D. Thế hệ con có sức sống kém, năng suất cao.

Câu 11: Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

A. Vì con người có tư duy, có lao động.

B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.

C. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

D. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.

Câu 12: Quan sát một cây bưởi đang thời kì ra hoa, phát hiện thấy bọ xít hút nhựa cây, nhện căng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện. Mối quan hệ sinh thái giữa nhện, bọ xít và tò vò thuộc quan hệ

A. Kí sinh

B. cộng sinh

C. hội sinh.

D. sinh vật này ăn sinh vật khác

Câu 13: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

A. Bầy khi mặt đỏ sống trong rừng.

B. Đàn cá sống ở sông,

C. Đàn chim sống trong rừng

D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 14: Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể?

A. Thành phần nhóm tuổi.

B. Độ đa dạng,

C. Tỉ lệ giới tính.

D. Mật độ cá thể.

Câu 15: Có bao nhiêu câu sai trong các câu sau :

1. Ếch nhái là những sinh vật ưa khô còn thằn lằn là những sinh vật ưa ẩm.

2. Nhiệt độ và độ ẩm là những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phân bố của nhiều loài sinh vật.

3. ở các sinh vật cùng loài và khác loài có quan hệ hỗ trợ và quan hộ cạnh tranh .

4. Cây tầm gửi là loài thực vật cộng sinh.

5. Quan hệ giữa hổ và nai trong cùng một đồng cỏ là quan hệ cạnh tranh.

A. 4                               B. 3

C. 5                               D. 2

Câu 16: Đặc điểm của tháp dân số trẻ là:

A. Đáy tháp rộng         

B. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao

C. Tuổi thọ trung bình thấp

D. Cả A, B và C

Câu 17: Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai , tại sao?  

A. Đúng, vì con giống đã được chọn lọc

B. Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt

C. Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.

D. Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt

Câu 18: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?  

A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo

B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.

C. Quần thể chim sẻ  và quần thể chào mào.

D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.

Câu 19: Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái

A. vô sinh                     B. hữu sinh

C. vô cơ.                       D. hữu cơ.

Câu 20: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có có lợi và cũng không có hại gì, mối quan hệ đó được gọi là

A. ký sinh              B. ức chế cảm nhiễm

C. hội sinh             D. cộng sinh

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. C

2. B

3. C

4. C

5. D

6. D

7. C

8. D

9. B

10. C

11. D

12. D

13. A

14. B

15. B

16. D

17. C

18. A

19. B

20. C

Câu 1 (TH):
Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau: Cỏ → Châu chấu → Gà → Trăn → Vi khuẩn.

Chọn C

Câu 2 (NB):
Thứ tự đúng là: Sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải

Chọn B

Câu 3 (NB):
Phép lai khác dòng cho ưu thế lai cao nhất.

Chọn C

Câu 4 (NB):
Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn)

Chọn C

Câu 5 (NB):
Giao phối cận huyết là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

Chọn D

Câu 6 (NB):
Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm: cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.

Chọn D

Câu 7 (TH):
Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ, lớp bần có khả năng cách nhiệt.

Chọn C

Câu 8 (TH):
Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật: Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Chọn D

Câu 9 (NB):
Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ cộng sinh

A: 0 +; C: + -; D: - -

Chọn B

Câu 10 (NB):
Thoái hoá giống: thế hệ con sinh ra có sức sống giảm sút, năng suất thấp.

Chọn C

Câu 11 (TH):
Con người được tách ra thành 1 nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.

Chọn D

Câu 12 (TH):
Mối quan hệ sinh thái giữa nhện, bọ xít và tò vò thuộc quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

Chọn D

Câu 13 (TH):
Quần thể sinh vật
 là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

VD về quần thể sinh vật là: Bầy khi mặt đỏ sống trong rừng

B,C gồm nhiều loài khác nhau

D không phải là quần thể.

Chọn A

Câu 14 (TH):
Quần thể không có đặc trưng độ đa dạng, đây là đặc trưng của quần xã

Chọn B

Câu 15 (TH):

(1) sai, ếch nhái ưa ẩm, thằn lằn ưa khô

(2) đúng

(3) đúng

(4) sai, cây tầm gửi là thực vật ký sinh

(5) sai, quan hệ giữa hổ và nai là vật ăn thịt – con mồi

Chọn B

Câu 16 (TH):
Đặc điểm của tháp dân số trẻ là:

+ Đáy tháp rộng

+ Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao

+ Tuổi thọ trung bình thấp

Chọn D

Câu 17 (TH):
Ý kiến này là sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.

Chọn C

Câu 18 (NB):
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. Vì sâu đo là thức ăn của chim sẻ.

Chọn A

Câu 19 (NB):
Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

Chọn B

Câu 20 (NB):
Đó là mối quan hệ hội sinh

Ký sinh : 0 +

ức chế cảm nhiễm : 0 –

cộng sinh : + +

Chọn C 

soanvan.me