Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)  Hãy chọn phường án trả lời đúng nhất:

 Câu 1 . Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về:

A. Ký sinh                        B. Cộng sinh                          

C. Hội sinh                       D.  Cạnh tranh

 Câu 2 . Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?

A. Mật độ             B. Cấu trúc tuổi                     

C. Độ đa dạng      D.  Tỉ lệ đực cái

 Câu 3 . Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:

A. Nguồn gốc                  B. Dinh dưỡng                                  

C. Cạnh tranh                   D.  Hợp tác

Câu 4. Khi bạn ăn một miếng bánh mì kẹp thịt, bạn là:

A. Sinh vật tiêu thụ cấp 1                            B. sinh vật sản xuất

C. sinh vật phân giải                                  D.  Sinh vật tiêu thụ cấp 2

Câu 5. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

B. Các chất vô cơ, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải,

C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

D.  Các chất vô cơ, hữu cơ và sinh vật

Câu 6. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

A. Tạo dòng thuần                                        B. Tạo cơ thể lai

C. Tạo ưu thế lai                                          D.  Tăng sức sống cho thế hệ sau

Câu 7. Ọuan hệ đối địch là:

A. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.

B. Quan hệ giữa động vật ăn thực vật

C. Là quan hệ cả 2 bên đều có lợi

D.  Là quan hệ một bên có lợi còn 1 bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại

Câu 8. Hãy chỉ ra đâu là quần thể sinh vật?

A. tập hợp các cá thể cá rô, cá mè trong ao hồ

B. Tập hợp các cá thể cá lia thia trong chậu nuôi

C. Tập hợp các cá thể cá chép trong ao, có khả năng sinh sản.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Một quần xã sinh vật gồm: cỏ, hươu, hổ, vi khuẩn, sâu ăn cỏ, bọ ngựa, rắn, chuột, cầy, đại bàng.

Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Câu 2 . Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ của không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa và con người.

a. Hãy sắp xáp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái

b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên.

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

B

D

B

A

D

C

II. Tự luận ( 6 điểm)

Câu 1. Một quần xã sinh vật gồm: cỏ, hươu, hổ, vi khuẩn, sâu ăn cỏ, bọ ngựa, rắn, chuột, cầy, đại bàng.

Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

Câu 2 .

a. Sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

- Nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

- Nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.

- Nhân tố con người: con người.

b. Nêu đặc điểm của từng nhóm nhân tố trên.

- Nhân tố vô sinh: là nhóm nhân tố không sống. Ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm....

- Nhân tố hữu sinh: là nhóm nhân tố sống. Nhân tổ sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. Ví dụ: động vật, thực vật, con người...

 soanvan.me