Đề bài

Câu 1: Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào ?

A. Khả năng sống của sinh vật giảm

B. Nhiều khi sinh vật không thể sống được

C. Sinh vật có thể sống ở nơi mới

D. Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?

A. Ấu trùng trai bám trên da cá

B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu

C. Địa y bám trên cành cây

D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng

Câu 3: Sinh vật ăn thịt là :

A. Con bò                     B. Con cừu

C. Con thỏ                    D. Cây nắp ấm

Câu 4: Trong chăn nuôi người ta thường đem lợn ỉ Mỏng Cái lai với lợn Đại Bạch để tạo ra thế hệ con tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao. Phép lai trên được gọi là

A. tạo ưu thế lai ở vật nuôi

B. lai khác thứ

C. lai khác dòng

D. lai kinh tể

Câu 5: Câu nào sai trong các câu sau ?

A. khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió và cây không bị đổ

B. trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có tác dụng tìm kiếm thức ăn tốt hơn chống lại kẻ thù tốt hơn

C. gặp điều kiện bất lợi, hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng

D. trong tự nhiên các sinh vật sống không phụ thuộc vào nhau

Câu 6: Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

B. Con người và các sinh vật khác

C. Khí hậu, nước, đất

D. Các sinh vật khác và ánh sáng

Câu 7: Điều nào sau đây sai khi nói đến quan hệ kí sinh?

A. Sinh vật kí sinh không giết chết ngay sinh vật chủ mà chỉ làm yếu dần

B. Một số trường hợp đặc biệt, vật kí sinh sống tự do mà không sống bám vào cơ thể vật chủ.

C. Có hai trường hợp kí sinh gồm kí sinh hoàn toàn và bán kí sinh.

D. Loài sống nhờ gọi là vật kí sinh, loài kia là sinh vật chủ.

Câu 8: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ?

A. Động vật ăn thịt

B. Động vật ăn thực vật

C. Vi sinh vật phân giải

D. Thực vật

Câu 9: Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:

A. Lai khác dòng          B. Lai khác thứ

C. Lai kinh tế                D. Cả A, B và C

Câu 10: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

A. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

B. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.

D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Câu 11: Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cạnh của sổ có xu hướng vươn cong thân ra phía bên ngoài là do tác động của nhân tố nào?

A. Ánh sáng                  B. Nhiệt độ

C. Độ ẩm                       D. không khí

Câu 12: Đặc trưng kinh tế - xã hội chỉ có ở quần thế người mà không có ở quần thể sinh vật khác là vì những lí do nào sau đây ?

A. Con người có tư duy

B. Con người có lao động có mục đích

C. Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên

D. Cả A, B và C

Câu 13: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

Câu 14: Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái là giao phối?

A. phân tích                  B. phân tính

C. gần                           D. xa

Câu 15: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?

A. Cộng sinh.

B. Sinh vật ăn sinh vật khác.

C. Cạnh tranh

D. Kí sinh.

Câu 16: Trong các ví dụ sau ví dụ nào là quần thể sinh vật.

A. các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

B. tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

C. tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống trong một ao.

D. tác cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.

Câu 17: Biểu hiện quan hệ sinh thái nào sau đây là quan hệ hội sinh?

A. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.

B. Sáo ăn ve, bét dưới lớp lông của trâu, bò.

C. Cá ép Sống bám vào cá mập, cá voi đế được mang đi kiếm mồi và hô hấp thuận lợi.

D. Dây tơ hồng sống bám trên các cây chu và hút chất hữu cơ của cây chủ

Câu 18: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là

A. giao phấn xảy ra ở thực vật.

B. giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật.

C. tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật.

D. lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.

Câu 19: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:

A. Độ đa dạng              B. Độ nhiều

C. Độ thường gặp         D. CẢ A, B và C

Câu 20: Tháp tuổi không có dạng nào sau đây?

A. Dạng phát triển        B. Dạng ổn định

C. Dạng giảm sút          D. Dạng cân bằng

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. D

2. B

3. D

4. D

5. D

6. B

7. B

8. C

9. C

10. B

11. A

12. D

13. B

14. C

15. B

16. A

17. C

18. C

19. D

20. D

Câu 1 (TH):
Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được

Chọn D

Câu 2 (TH):
Quan hệ cộng sinh là quan hệ chặt chẽ giữa 2 loài, trong đó cả 2 loài cùng có lợi.

A,D : kí sinh

C: hội sinh

Chọn B

Câu 3 (NB):
Cây nắp ấm là sinh vật ăn thịt

Chọn D

Câu 4 (NB):
Đây là phép lai kinh tế

Chọn D

Câu 5 (TH):
Phát biểu sai là D

Trong tự nhiên các sinh vật có tác động qua lại với nhau

Chọn D

Câu 6 (TH):
Con người và các sinh vật khác là các yếu tố hữu sinh.

Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu, thổ nhưỡng... là các yếu tố vô sinh.

Chọn B

Câu 7 (TH):
Phát biểu sai là B, vật ký sinh sống nhờ trên cơ thể vật chủ và lấy các chất dinh dưỡng của vật chủ

Chọn B

Câu 8 (NB):
Vi sinh vật phân giải sẽ là sinh vật cuối cùng trong chuỗi thức ăn.

Chọn C

Câu 9 (TH):
Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là: lai kinh tế.

Chọn C

Câu 10 (TH):
Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Chọn B

Câu 11 (TH):
Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cạnh của sổ có xu hướng vươn cong thân ra phía bên ngoài là do tác động của nhân tố ánh sáng, ngọn cây sẽ mọc về phía có ánh sáng.

Chọn A

Câu 12 (NB):
Đặc trưng kinh tế - xã hội chỉ có ở quần thế người mà không có ở quần thể sinh vật khác là vì:

+Con người có tư duy

+Con người có lao động có mục đích

+Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên

Chọn D

Câu 13 (NB):
Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

Chọn B

Câu 14 (NB):
Đây là giao phối gần xảy ra ở các sinh vật gần gũi về mặt di truyền

Chọn C

Câu 15 (NB):
Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ sinh vật ăn sinh vật

Chọn B

Câu 16 (NB):
Trong sinh học, một quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.

VD là quần thể là: các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa

Chọn A

Câu 17 (TH):
VD về mối quan hệ hội sinh là: Cá ép Sống bám vào cá mập, cá voi để được mang đi kiếm mồi và hô hấp thuận lợi, cá ép sẽ có lợi còn cá mập, cá voi không có lợi cũng không có hại

A: Cộng sinh

B: Hợp tác

D: ký sinh

Chọn C

Câu 18 (TH):
Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật

Chọn C

Câu 19 (NB):
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở cả ba chỉ số: Độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp.

Chọn D

Câu 20 (NB):
Có 3 dạng tháp tuổi là phát triển, ổn định, giảm sút, không có dạng cân bằng

Chọn D

 soanvan.me