Đề bài

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trong các đặc điểm của quần thể, đặc điểm quan trọng nhất là

A. Tỉ lệ đực cái         B. Thành phần tuổi

C. Sức sinh sản       D.  Mật độ

2. Nhân tố gây biến động số lượng cá thể trong quẩn thể là nhân tố nào ?

A. mật độ                           B. Khí hậu

C. sức sinh sản và tử vong D.  Tỉ lệ đực cái

3. Trong quần xã, quần thể uy thế là quần thể sinh vật cỏ đặc điểm nào sau đây?

A. Có cấu trúc đặc trưng

B. Có tính tiêu biểu

C. Có số lượnglớn

D.  Cả A, B và C.

4. Chuỗi thức ăn nào sau đây không chính xúc?

A. Mùn bã → cá mòi → động vật đáy → cá mập → vi sinh vật

B. Lá cây → côn trùng → thằn lằn → cú → vi sinh vật

C. Lá sồi → côn trùng → chim nhỏ → đại bàng→ vi sinh vật

D.  Lúa → côn trùng → ếch → rắn → vi sinh vật 

Câu 2 . Điền từ thích hợp vào chỗ trổng (...) Thay cho các số 1, 2, 3... Trong các câu sau đây:

Ánh sáng ảnh hường tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm…… (1)….., sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện….(2). .. khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và ….(3)……di chuyển trong không gian. Ánh sáng là….. (4)…… ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng ….(5)….. và…. (6)….. của động vật. Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đổi tượng nào?

 Câu 2 . Thế nào là quần tụ cá thể? Cho ví dụ. Sự quần tụ của các sinh vật cùng loài có ý nghĩa như thế nào?

 Câu 3 . Thế nào là chuỗi thức ăn? Hãy lấy 3 ví dụ về chuỗi thức ăn (bắt đầu từ thực vật).

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

 Câu 1 .

1

2

3

4

D

B

C

A

Câu 2 .

(1) - hình thái, (2) - chiếu sáng,   (3) - định hướng,

(4) - nhân tố,   (5) - sinh trưởng,  (6) - sinh sản.

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . * Cách tiến hành:

Gieo trồng giống khởi đầu, sau đó chọn các cây có kiểu hình tốt, phù hợp với mục đích chọn lọc, hạt của những cây được chọn trộn lẫn với nhau để trồng vụ sau.

Ở vụ sau, mang các hạt đã được chọn gieo trồng. Kết quả thu được so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng. Nếu giống chọn hàng loạt cho kết quả tốt hơn giống khởi đầu và bằng hoặc hơn giống đối chứng thì được chọn.

*Ưu, nhược diêm

- Ưu điểm: đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên dễ áp dụng rộng rãi

- Nhược điểm: do chi dựa vào kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.

* Đối tượng áp dụng: phương pháp chọn lọc hàng loạt áp dụng phù họp và có hiệu quả ở cả cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi.

 Câu 2 . * Quần tụ cá thể: các sinh vật cùng loài có xu hướng sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên các nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, đàn chim cánh cụt,... Các sinh vật trong nhóm thường xuất hiện 2 moi quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh lẫn nhau.

* Ý nghĩa: sự quần tụ của các sinh vật cùng loài có những ý nghĩa sau:

- Giúp các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn

- Làm tăng khả năng chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường

- Tranh nhau ăn và do đó thúc đẩy sinh trường tốt hơn.

 Câu 3 . * Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

* Ví dụ:

1. Củ cà rốt → thỏ → hổ → vi sinh vật

2. Lá cây → hươu cao cổ → hổ →vi sinh vật

3. cỏ → gà → cáo → hổ → vi sinh vật

 soanvan.me