Đề bài

Câu 1. Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:

A. Tạo ra các cặp gen dị hợp

B. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại

C. Chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại

D. Cả 3 ý trên

Câu 2. Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:

A. Lai khác dòng                B. Lai khác thứ

C. Lai kinh tế                      D. Cả a, b, c

Câu 3. Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?

A. Bạch đàn, lúa, lá lốt

B. Tre, dừa, mít 

C. Ớt, phượng, hồ tiêu

D. Trầu không, ngô, lạc

Câu 4. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:

A. Độ đa dạng                    B. Loài ưu thế

C. Loài đặc trưng                D. Cả a, b, c

Câu 5. Trong các loại tài nguyên sau, tài nguyên nào thuộc loại tài nguyên tái sinh:

A. Dầu mỏ

B. khoáng sản 

C. Tài nguyên đất

D. Năng lượng gió

Câu 6. Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là

A. Chất thải rắn

B. Khí thải từ các nhà máy

C. Khí nitơ

D. Nước thải sinh hoạt

Câu 7. Mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật ?

A. Cộng sinh                          B. Hội sinh

C. Cạnh tranh                         D. Kí sinh

Câu 8. Nhóm sinh vật nào thích nghi cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

A. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

C. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.

D. Không có nhóm nào cả.

Câu 9. Ao, hồ, sông, suối là thuộc hệ sinh thái:

A. Các hệ sinh thái nước ngọt

B. Các hệ sinh thái nước đứng;

C. Các hệ sinh thái nước chảy

D. Các hệ sinh thái ven bờ

Câu 10. Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây?

A. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.

B. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường;

C. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường;

D. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

Câu 11. Hãy xác định tập hợp nào sau đây là quần thể:

A. Tập hợp các cá thể nai, sóc, thỏ sống chung trong rừng.

B. Tập hợp các cá thể cá lóc, cá trê, cá basa,... cùng sống chung một đầm.

C. Các cá thể ngựa, nai được nuôi ở trong vườn quốc gia,

D. Các cá thể thỏ ở khu bảo tồn Cát Tiên.

Câu 12. Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?

A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất

B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu

C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép

D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu.

Câu 13. Viết lưới thức ăn có các loài sinh vật sau: Cỏ, dê, thỏ, chuột, hổ, cầy, vi sinh vật.

Câu 14. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu 1 số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 15. Nêu đặc điểm các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho VD các dạng tài nguyên đó?

Câu 16. Giải thích vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

C

C

B

A

C

B

7

8

9

10

11

12

A

C

A

B

D

B

Câu 1

Hiện tượng giao phối gần ở động vật không gây ra tính thoái hoá là vì tạo ra các cặp gen đồng hợp không gây hại

Chọn C

Câu 2

Ở động vật để tạo ra ưu thế lai người ta thường sử dụng phương pháp lai kinh tế

Lai khác dòng thường sử dụng ở thực vật

Chọn C

Câu 3 

Các cây ưa sáng là tre, dừa, mít

Lá lốt, trầu không, hồ tiêu là ưa bóng

Chọn B

Câu 4 

Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở độ đa dạng của quần xã

Chọn A

Câu 5 

Tài nguyên đất là tài nguyên tái sinh

Dầu mỏ, khoáng sản là tài nguyên hữu hạn

Năng lượng gió là tài nguyên vô hạn

Chọn C

Câu 6

Khí thải từ các nhà máy sẽ làm ô nhiễm không khí

Chọn B

Câu 7 

Mối quan hệ cộng sinh thì cả 2 loài đều có lợi

B: + 0

C: - -

D: + -

Chọn A

Câu 8 

Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng thích nghi được với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì chúng giữ được thân nhiệt ổn định, các quá trình sinh lý được duy trì ổn định

Chọn C

Câu 9. Chọn A

Câu 10. Chọn B

Câu 11 

Quần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng chung sống ở 1 thời điểm trong 1 sinh cảnh và có khả năng giao phối tạo ra đời con

Các ví dụ khác đều gồm nhiều loài sinh vật.

Chọn D

Câu 12 

Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu là động vật hằng nhiệt

Các động vật kể khác là biến nhiệt

Chọn B

Câu 13 

Câu 14
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Ô nhiễm môi trường do:

+ Hoạt động của con người: Đốt cháy nhiên liệu thải các khí độc vào khí quyển, dùng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất, các tác nhân sinh học, các chất phóng xạ....

+ Hoạt động của tự nhiên: Núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...

- Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển....

- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường

- trồng nhiều cây xanh

- xử lí vệ sinh môi trường xung quanh

- không xả rác bừa bãi , xử lí rác phải đúng quy trình

- tuyên truyền cho mọi người biết hậu quả của việc ô nhiễm để bảo vệ môi trường

- hạn chế sử dụng túi nilon

- để nhiều thùng rác hơn ở nhiều nơi

- tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng

Câu 15 

Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật và rừng…

Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là tài nguyên không tái sinh.

Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh.

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng Trái Đất… Đó là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường

VD:

Tài nguyên không tái sinh: Khoáng sản, dầu mỏ, than đá..

Tài nguyên tái sinh: đa dạng sinh vật, đất,..

Tài nguyên vĩnh cửu: gió , bức xạ mặt trời, năng lượng thuỷ triều

Câu 16

Rừng không những là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ củi, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh..., mà còn giữ vai trò rất quan trọng như điều hoà khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất... .

Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn sen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

Vì vậy cần sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.

Nguồn: sưu tầm

 soanvan.me