Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1. Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:

A. Dị bội thể                           B. Đa bội thể                           C. Tam bội                              D. tứ bội

 Câu 2. một gen có 3200 nuclêôtit, số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Vậy số nuclêôtit loại G là bao nhiêu?

A. 720                                     B. 960                                     C. 640                                     D. 1600

 Câu 3. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

A. tARN                                  B. mARN                                C. rARN                             D.  Tất cả đều đúng

Câu 4. Khi biết được cơ thể có kiểu gen AaBb, mỗi gen quy định một tính trạng nằm trong mỗi nhiễm sẳc thể khác nhau, các gen này phản ly độc lập với nhau thì trong phát sinh giao tử sẽ tạo ra 4 loại nào sau đây?

A. AB: Ab: aB: ab                                                                  B. AB: ab: AA: BB    

C. aB: Ab: Bb: ab                                                                   D.  Aa: Bb: aB: ab

Câu 5. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?

A. Tế bào sinh dưỡng             B. hợp tử                                 C. tế bào xô-ma                      D. Giao tử

Câu 6. trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại diễn ra ở kì nào sau đây?

A. Kì đầu                                B. Kì giữa                               C. Kì sau                                 D.  Kì cuối.

Câu 7. Ở loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trưòng họp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái

B. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

C. hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và Y có số lượng tương đương

D. Do số giao tử cái quyết định.

Câu 8. Protein thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc nào sau đây?

A. Cấu trúc bậc 1                                                                    B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3.                                                     D.  Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

Câu 9. Lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bổ lông ngắn và mẹ lông dài thi kết quả F1 sẽ là:

A. Toàn lông dài                                                                     B. Toàn lông ngắn

C. 3 lông ngan : 1 lông dài                                                     D.  1 lông ngắn : 1 lông dài

 Câu 10. Sự thay đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit của cấu trúc gen gọi là:

A. Thường biến                                                                      B. Đột biến gen

C. Đột biến cấu trúc NST                                                       D. Đột biến số lượng NST.

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2. So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Câu 3. Khi giao phấn giữa hai cây đậu hà lan. Thu được con lai F1 có 362 cây có hạt trơn và 120 cây có hạt nhăn. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai.

Đề 2

I. Trắc nghiệm(4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1. Kết quả kì cuối của giảm phân 1 các NST nằm gọn trong nhân với số lượng:

A. 2n (đơn)                       B. n (kép)                             C. n (đơn)                          D. 2n (kép).

 Câu 2. Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong riboxom là:

A. Cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.                                   B. Cứ 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.

C. Cứ 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.                                   D. cứ 3 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.

 Câu 3. Có 24 noãn bào bậc I của chuột qua giảm phân bình thường, số trứng được tạo ra là bao nhiêu trong các trường hợp sau?

A. 12                                       B. 48                                       C. 24.                                      D.  6

Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái

D.  Sự tạo thành hợp tử

Câu 5. Ở cà chua, gen D qui định quả đỏ, gen d qui định quả vàng; gen B qui định quả tròn và gen b qui định quả bầu dục.Các gen nằm trên các NST khác nhau. Phép lai nào sau đây tạo ra được tỉ lệ kiểu hình là: 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu dục : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục?

A. DDBb × DdBb              B. DdBb × DdBb               C. ddBB × DDBB              D. DDBb ×DdBB.

Câu 6. một phân tử ADN có 10000 nuclêôtit và có hiệu số của nuclêôtit loại T với loại X là 1000. Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN là bao nhiêu?

A. A = T = 3000 nuclêôtit và G = X = 2000 nuclêôtit

B. A = T = 2000 nuclêôtit và G = X = 3000 nuclêôtit

C. A = T = 1500 nuclêôtit và G = X = 3500 nuclêôtit

D.  A = T = ]040 nuclêôtit và G = X = 3960 nuclêôtit

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Khái niệm về NST giới tính? Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường. 

Câu 2. Bản chất và ý nghĩa của quá trình thụ tinh?

Câu 3. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST. Nguyên nhân phát sinh đột biến NST?

Đề 3

I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Có 5 noãn bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?

A. 5 trứng                      B. 15 trứng.                        C. 10 trứng                        D.  20 trứng

 Câu 2. Đặc điểm của giống thuần chủng là:

A. Có khả năng sinh sản mạnh.

B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.

C. Dễ gieo trồng.

D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.

 Câu 3. Hiện tượng …… khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng.

A. Đa bội thể                  B. Dị bội thể                     C. Đột biến                     D.  Thường biến.

Câu 4. Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng?

A. Có 5 tinh trùng                                                                   B. Có 15 tinh trùng.               

C. Có 10 tinh trùng                                                                 D.  Có 20 tinh trùng.

Câu 5. Hoạt động nào sau đây của cơ thể phải dựa vào quá trình nguyên phân?

A. Tạo ra giao tử từ các tế bào sinh dục.

B. Sinh trưởng của các mô và cơ quan

C. kết hợp giữa các giao tử để hình thành hợp tử

D. Tất cả các hoạt động trên

Câu 6. Bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau đây?

A. Nguyên phân và giảm phân.

B. Sự kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh.

C. Sự kết hợp giữa nguyên phân với thụ tinh.

D.  Kết hợp giũa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 7. Một phân tử ADN có 2500 nuclêôtit, để nhân đôi 1 lần phân tử ADN này cần có số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp là:

A. 2500 nu                           B. 4000 nu                       C. 5000 nu.                             D. 6000 nu.

Câu 8. Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

A. Axit ribonucleic                 B. Axit amin                     C. Axit đêôxiribônuclêic.            D.  Nuclêôtit.

Câu 9. Loại nuclêôtit có ở ARN mà không có trong ADN là:

A. Ađênin                             B. Timin                           C. Uraxin.                                D. Guanin

 Câu 10. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Tế bào đó có bao nhiêu NST trong các trường hợp sau đây?

A. 2                                         B. 4                                         C. 8                                         D. 16

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.

Câu 2. Ở người bệnh A do một gen kiểm soát, một cặp vợ chồng bình thường sinh được 3 người con. Hai người con gái bình thường, con trai bị bệnh. Người con trai lấy vợ bình thường, sinh được một cháu trai bình thường và một cháu trai mắc bệnh, người con gái thứ nhất lấy chồng bình thường sinh được một trai bình thường và một trai măc bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng bị bệnh A sinh được một trai, một gái đều bình thường

1. Hãy lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh của dòng họ nói trên.

2. Bệnh này do gen trội hay gen lặn qui định, bệnh có di truyền liên kết với giới tính không? Vì sao?

3. Viết sơ đồ di truyền về kiểu gen, kiểu hình của bệnh nói trên.

Đề 4

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

 Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh và tật di truyền là gì?

A. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn.

B. Do môi trường bị ô nhiễm.

C. Do các tác nhân vật lí, hoá học tác dộng vào quá trình plìân bào.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì?

  1. Biết dược tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu.
  2. biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động.
  3. Biết được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
  4. Cả A, B và C đều đúng.

3. Cơ chế nào dẫn đến phát sinh thể đa bội?

A. Thoi vô sắc không hình thành nên toàn bộ các cặp NST không phân li

B. Bộ NST không phân li trong quá trình phân bào

C. Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột

D.  Câu A và B đúng

4. Trong kết quả thí nghiệm của Menđen, nếu F1 đồng tính thì các cơ thể đem lai sẽ như thế nào?

A. Một cơ thể đồng hợp tử gen trội và một cơ thể đồng hợp tử gen lặn

B. Cả hai cơ thể đều đồng hợp tử gen trội hoặc đồng hợp tử gen lặn

C. Một cơ thể đồng hợp tử, một cơ thổ dị hợp tử

D.  Câu A và B đúng

5. Nhận biết một cá thể đồng hợp từ hay dị hợp từ về tính trạng đang xét, ta sử dụng phép lai nào sau đây?

A. Giao phấn.                   B. Lai phân tích                      C. tạp giao.                     D. Câu A và C

6. Ở cà chua tính trạng qua đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quà đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:

A. Aa (quả đỏ)                     B. AA (quả đỏ)                C. aa (quả vàng)                 D.  Câu A và B

 Câu 2. Hãy sắp xếp các thông tin ở cột a với cột b sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột kết quả trong bảng sau:

Các kì (A)

Những diễn biến cơ bản của NST

(B)

Kết quả

(C)

1. Kì đầu

A. Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng mành dần thành chất nhiễm sắc

1………

2. Kì giữa

B. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào

2………

3. Kì sau

C. Các NST kép, đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

3………

4. Kì cuối

D.  Các NST kép bẳt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và đính vào các sợi tơ của thoi phân bào

4………

 

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1. Khi cho 2 cây đậu Hà Lan giao phấn với nhau kết quả thu được 59 cây có vỏ hạt trơn và 61 cây có vỏ hạt nhăn. Biết ràng vỏ hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Hãy xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.

Câu 2. Có 2 tế bào dinh dưỡng nguyên phân 2 lần liên tiếp:

A. Sau nguyên phân tạo ra mấy tế bào con?

B. Tính số NST trong các tế bào con biết rằng bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24.

C. 1 tế bào sinh dục đang ở kì sau của giảm phân II có bao nhiêu NST đơn?

Câu 3 Thường biển là gì? Phân biệt thường biến với đột biển.

Đề 5

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất  

Câu 1. Tính đặc thù của mỗi loại protein do yếu tố nào qui định?

A. Số lượng axit amin.                                                                       B. Thành phần các loại axit amin.

C. Trình tự sắp xếp các loại axit amin.                                                 D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2. Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể phân li về hai cực tế bào ở:

A. Kì đầu                                B. Kì giữa                               C. Kì sau                                 D.  Kì cuối.

 Câu 3. Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp độ phân tử là:

A. Marn                                  B. Protein                                C. tARN                                  D. ADN

Câu 4. Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

  1. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.
  2. Sô cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
  3. Hai loại giao tử mang nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y có số lượng tương đương và xác suất thụ tinh với giao tử cái tương đương.
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Ở cà chua, gen A - qui định quả đỏ; a - quả vàng; B - quả tròn; b - quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng quả tròn với nhau thu được F1 đêu cho cà chua quả đỏ, tròn. Cho F1 lai phân tích thu được 301 quả đỏ, tròn; 299 quả đỏ, bầu dục; 301 quả vàng, tròn; 303 quả vàng, bầu dục. Kiểu gen của P phải như thế nào?

A. P: AABB × aabB.                                                              B. P: AAbb × aaBB               

C. P: AaBB × AABb                                                              D.  P: Aabb × aaBB.

Câu 6. Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu giữa A và G bằng 10% sổ nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T= 405 nuclêôtit và G = X = 270 nuclêôtit.                          

B. A = T= 1620 nuclêôtit và G = X = 1080 nuclcôtit.

C. A = T= 810 nuclêôtit và G = X = 540 nuclêôtit.                          

D. A = T= 1215 nuclêôtit và G = X = 810 nuclêôtit.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Nêu bản chất mối quan hệ của sơ đồ sau: Gen (1 đoạn I) → mARN → protein → tính trạng  

Câu 2. Cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của phân tử I?

Câu 3. Thế nào là hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội? Nêu đặc điểm của cơ thể đa bội.

Đề 6

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1. Hãy điền n hay 2n vào vị trí trong ngoặc (...) và điền các quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh vào các vị trí 1, 2, 3 cho phù hợp trong sơ đồ sau:

 

Câu 2. Đánh dấu × vào đầu ô □ chỉ câu đúng

□ A. Nguyên phân xảy ra ở tế bào dinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

□ B. Giảm phân là hình thức phân chia của tế bào sinh dục

□ C. Thực chất sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

□ D. Cấu trúc rõ nhất của NST là kì giữa

□ E. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì sau

□ F. NST là cấu trúc mang gen và tự nhân đôi được vì nó chứa ADN

□ G. Bản chất của ADN là gen

□ H. Chức năng của ADN là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

□ I. Protein là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố C, H, O, N và P

□ K. Đơn phân của protein là nuclêôtit

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1. Phân tử ADN tự nhân đôi theo những nguyên tấc nào? Nêu ví dụ chứng minh.  

Câu 2. Bản chất và ý nghĩa của quá trình giảm phân?

Câu 3. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Gồm những dạng nào? Tại sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho con người, sinh vật?

Câu 4. Cho 1 đoạn ADN có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch 1: - A - T - G - X - X - G - A - T –

Mạch 2: - T - A - X - G - G - X - T - A –

Hãy xác định mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen.

Đề 7

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào qui định?

A. Số lượng nuclêôtit                                                             B. Thành phần các loại nuclêôtit.

C. Trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit.                                      D.  Cả A, B và C.

Câu 2. trong nguyên phân, nhiễm sắc thể tập trung tại mặt phang xích đạo của thoi phân bào ờ:

A. Kì đầu                                B. Kì giữa                               C. Kì sau                                 D.  Kì cuối.

Câu 3. Cấu trúc lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền là:

A. Protein                                B. ADN                                  C. mARN                                D.  rARN.

Câu 4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái.

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

C. Sự tố hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.

D. sự tạo thành hợp tử.

Câu 5. Ở bí: gen A - quả tròn; a - quả dài; gen B - hoa vàng; b - hoa trắng.

Khi cho lai hai giống bí quả tròn, hoa trắng và quả dài, hoa vàng với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả tròn, hoa vàng. Cho F1 lai phân tích được 25% quả tròn, hoa vàng; 25% quả tròn, hoa trắng; 25% quả dài, hoa vàng; 25% quả dài, hoa trắng. Kiểu gen của p phải như thế nào?

A. P: aabb x aabB.                                                                  B. P: aabb x aabB.

C. P: aabb x aabb                                                                    D.  P: aabb x aabB.

Câu 6. Một gen có 2800 nuclêôtit và có hiệu số giữa T và X bằng 20% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 415 nuclêôtit và G = X = 285 nuclêôtit.

B. A = T = 1215 nuclêôtit và G = X = 810 nuclêôtit.

C. A = T = 1670 nuclêôtit và G = X = 1130 nuclêôtỉt.

D.  A = T = 980 nuclêôtit và G = X = 420 nuclêôtit.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Biến dị là gì? Có mấy loại biến dị? Nêu đặc điểm của loại biến dị không di truyền.  

Câu 2. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ gen (đoạn ADN) → mARN → protein → tính trạng  

Đề 8

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

 Câu 1. Nguyên nhân hình thành thể đa bội là do:

A. Sự tự nhân đôi của từng NST trong tế bào.

B. Sự không phân li của các NST trong mỗi cặp về một cực của tế bào trong nguyên phân

C. Sự tự nhân đôi NST nhưng không xảy ra phân bào.

D. Câu B và C đúng.

Câu 2. Ở thỏ, lông trắng là trội hoàn toàn so với lông xám

P(TC):  thỏ lông trắng × thỏ lông xám.

 Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau:

A. Toàn bộ lông xám                                                              B. Toàn bộ lông trắng,

C. 1 lông xám : 1 lông trắng                                                   D.  3 lông trắng : 1 lông xám  

Câu 3. Trong giảm phân các NST kép trong cặp tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo với nhau vào kì nào?

A. Kì đầu I                              B. Kì giữa I                             C. Kì đầu II                             D.  Kì giữa II

Câu 4. Cơ sở vật chất di truyền chủ vếu ở cấp độ tế bào là:

A. ADN                                  B. protein                                C. ARN                                   D. NST.

Câu 5. Một gen có 1440 liên kết hiđrô, trong đó sổ cặp nuclêôtit loại G - X nhiều gấp 2 lần sổ cặp T - A.

Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

A. A = T = 180 nuclêôtit và G = X = 360 nuclcôtit.

B. A = T = 150 nuclêôtit và G = X = 300 nuclêôtit.

C. A = T = 240 nuclêôtit và G = X = 360 nuclêôtit.

D. A = T = 240 nuclêôtit và G = X = 420 nuclêôtit.

Câu 6. Ở một loài thực vật. Gen T: thân thấp ; gen t: thân cao. Gen V: hoa vàng ; gen v : hoa tím

Thực hiện phép lai P người ta thu được kết quả như sau:

90 cây thân thấp, hoa vàng.                                               90 cây có thân thấp, hoa tím.

30 cây thân cao hoa vàng.                                                  30 cây có thân cao, hoa tím.

Hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập. Kiểu gen của P sẽ là:

A. P: TtVV × Ttvv (thân thấp, hoa vàng x thân thấp, hoa tím).

B. P: TtVv × ttvv (thân thấp, hoa vàng x thân thấp, hoa tím),

C. P: TTVV × ttvv (thân thấp, hoa vàng x thân cao, hoa tím).

D. P: TTvv × ttVV (thân thấp, hoa tím x thân cao, hoa vàng)

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Sự biến đổi số lượng một cặp NST thường gặp ở dạng nào ? Cơ chế hình thành ra sao?

Câu 2. Bản chất của quá trình nguyên phân và giảm phân?

Câu 3. Tổng hợp ARN và tự nhân đôi I trong tế bào có điểm gi giống và khác nhau?

Đề 9

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trên phân tử ADN, vòng xoắn có đường kính là bao nhiêu?

A 20 Å                                    B.10 Å                                    C. 50 Å                                   D.  100 Å

2.  Protein thực hiện được chức nâng chủ yếu ở nhũng bậc cấu trúc nào sau đây?

A. Cấu trúc bậc 1                                                                    B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.

C. Cấu trúc bậc 2 và 3                                                            D.  Cấu trúc bậc 3 và 4.

3. Thế nào là trội không hoàn toàn?

A. Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

B. Là hiện tượng di truyền mà trong đó có kiểu hình ở F1 biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ.

C. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F2 biểu hiện theo ti lệ: 1 trội: 2 trung gian : 1 lặn.

D. Câu B và C đúng.

4. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?

A. Thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng này

B. dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng

C. Dễ thực hiện phép lai

D.  Câu A và B đúng.

5. tại sao khi nghiên cứu di truyền người, người ta phải dùng phương pháp phả hệ?

A. Người sinh sản chậm và đẻ ít

B. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến

C. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả cao.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2. Chọn các cụm từ: rối loạn, đột biến gen, tác nhân lí hóa, dị tật bẩm sinh, dị dạng, bệnh di truyền điền vào chỗ trống (...) Thay cho các số 1, 2, 3, ... để hoàn chỉnh các câu sau:

Các đột biến NST và … (1) … gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các … (2) … ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân đao, tơcnơ qua hình thái, các dị tật bẩm sinh như mất sọ não, khe hở môi và hàm, bàn tay và bàn chân … (3) …  cũng khá phổ biến ở người. Các … (4) … và dị tật bẩm sinh ở người do các … (5) …  trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do … (6) … trao đổi chất nội bào.

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1. Bệnh mù màu đỏ và lục do một loại gen kiểm soát. Người vợ bình thường lây chồng binh thường, sinh được bốn đứa con, trong đó 3 con trai đều bị mù màu. Người con gái bình thường của cặp vợ chồng này lấy chồng sinh được hai trai đều bị mù màu.

  1. Bệnh mù màu do gen trội hay lặn quy định? Giải thích.
  2. Gen quy định bệnh mù màu nằm trên NST thường hay NST giới tính?
  3. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình trên.

Câu 2. Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein.

Đề 10

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Người con trai và người con gái sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc có nên kết hôn với nhau không?

1) Không nên kết hôn với nhau

2) Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh sinh con đồng hợp tử về gen gây bệnh (xác suất có thể tới 1/4)

3) Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thỉ phải tránh những gia đình có người mang bệnh đó.

4) Có thể kết hôn với nhau và sinh đẻ bình thường vì phần lớn con sinh ra không mang đồng hợp từ về gen gây bệnh.

A. 1,2,3.                      B. 2,3,4.                          C. 1,3,4                         D. 1,3,5.

2. Thế nào là lai phân tích?

A. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.

B. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.

D.  Câu B và C

3. Qua giảm phân ớ động vật, mỗi noãn bào bậc 1 cho ra bao nhiêu trứng có kích thước lớn tham gia vào việc thụ tinh?

A. 1 trứng                     B. 2 trứng                         C. 3 trứng                        D. 4 trứng.

Câu 2. Chọn các cụm từ: đặc thù, nuclêôtit, cơ sở phân tử, tính đa dạng điền vào cho trống (...) thay cho các số 1,2, 3 … để hoàn chỉnh các câu sau:

ADN của mỗi loài được … (1) … bởi thành phần, số lượngvà trình tự sắp xếp của các … (2) … do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên … (3) … của ADN. Tính đa dạng và đặc thù của ADN là … (4) … cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.

 Câu 3. Sắp xếp các đặc điểm của các bệnh di truyền tương ứng với từng bệnh:

Các bệnh di truyền

Trả lời

Các đặc điểm của các bện lí di truyền

1. Bệnh bạch tạng

1………….

a. Người bị câm và điếc do đột biến

2. Bệnh câm điếc bẩm sinh 

2……………

b. da và tóc màu trắng

3. Tật 6 ngón tay ở người  

3…………

c. Tay có 6 ngón do đột biến gen trội gây ra

 II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng trẻ đồng sinh khác trứng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?

Câu 2.

  1. Hiện tượng di truyền liên kết gen là gì? Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen ở những điểm nào?
  2. Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết gen là gì?

Đề 11

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Tên gọi của phân tử ADN là:

A. Nuclêôtit                                                                            B. Axit nucleic                      

C. Axit ribonucleic                                                                   D.  Axit đêôxiribônuclêic.

2. Câu trúc protein thực hiện được chức năng chù yếu trong cơ thế là:

A. Cấu trúc bậc 1                                                                   B. Cấu trúc bậc 1, bậc 2 và bậc 3

C. Cấu trúc bậc 2, và bậc 3                                                     D.  Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

3. Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:

Mạch 1: -A-T-G-X-T-X-G

Mạch 2: -T-A-X-G-A-G-X-

Trình tự các mạch đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 sẽ là:

A. - A- T- G- X- T- X- G-                                                      B. - A-U-G-X-U-X-G-

C. -A-U-G-X-T-X-G-                                                             D. -U-A-X-G-A-G-X-

4. kết thúc kì cuối của giảm phân I, số NST trong tế bào là

A. N NST kép                   B. N NST đơn                      C. 2n NST kép                       D.  2n NST đơn

5. Ở ngô (2n = 20), 1 tế bào ngô đang ở kì sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?

A. 10                               B. 20                                 C. 40                                    D. 80

6. Ở cà chua gen A qui định quà đỏ (trội), gen a qui định quả vàng (lặn). Phép lai nào sau đây thu được kết quả 75% quả đỏ : 25% quả vàmg ?

A. AA × aa                       B. AA × Aa                         C. Aa × aa                            D.  Aa × Aa

Câu 2. Tìm cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (...) Thay cho các số 1, 2, 3, 4 để hoàn chỉnh câu sau:

Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn … (1) … rất nhiều nên mỗi NST phải mang … (2) … các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành … (3) … số nhóm liên kết ở mỗi loài thường … (4) … trong bộ đơn bội của loài.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Nêu đặc điểm của nguyên phân. Ý nghĩa của nguyên phân?

Câu 2. Kết quả lai phân tích trong trường hợp liên kết gen khác với phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Câu 3. Biến dị là gì? Có mẩy loại biến dị?

Nêu khái niệm, các dạng của đột biến gen. Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại có ý nghĩa cho trồng trọt và chăn nuôi?

Đề 12

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội?

A. Hợp tử                                                                              B. Giao tử

C. Tế bào sinh dưỡng                                                             D.  Cả A, B và C đều đúng.

 Câu 2. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao từ đực với một giao tử cái

B. Sự tạo thành hợp tử

C. Sự tố hợp bộ NST của giao tứ đực và cái

D.  Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

Câu 3. Một phân tử ADN có 200 nuclcôtit loại adênin. 800 nuclêòtit loại guanin. Số vòng xoắn trong phân tử ADN là:

A. 100 vòng                            B. 50 vòng                              C. 25 vòng                              D.  5 vòng

Câu 4. đặc diêm quan trọng nhất của quá trình nguycn phân là:

A. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con

B. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

C. sự phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con

D.  Sự sao chép bộ NST của tc bào mẹ sang 2 tế bào con.

Câu 5. Gen là gì?

A. Gen là 1 đọan phân tứ ADN mang thông tin di truyền, có khá năng tự nhân đôi.

B. Gen là 1 đoạn NST.

C. Gen bao gồm các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết lioá trị.

D. Gen là một chuồi axit amin

Câu 6. Có 24 noãn bào bậc 1 của chuột qua giảm phân hình thường, số trứng đưọc tạo ra là bao nhiêu trong các trường hợp sau?

A. 24.                                      B. 48.                                     C. 12.                                        D.  6

Câu 7. Đột biến NST là gì?

A. là sự thay đổi về số lượngNST.                               B. Là sự thay đổi về cấu trúc NST.

C. Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình.                        D.  Là sự thay đổi về số lượng, về cấu trúc NST

Câu 8. Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp 21 là bao nhiêu?

A. 1 nhiễm sắc thể                                                                  B. 2 nhiễm sắc thể

C. 3 nhiễm sắc thể                                                                  D. 4 nhiễm sắc thể

II. Tự luận: (6 điếm)

Câu 1. Sự biến đổi sổ lượng ở một cặp NST thường thấy những dạng nào? Hãy nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể.

Câu 2. Giải thích vì sao ADN cỏ tinh đa dạng và tính đặc thù? Nêu ý nghĩa của nó đối với di truyền ở sinh vật.

Câu 3. Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người.

Đề 13

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:

A. Dị bội thể                           B. Đa bội thể                           C. Tam bội                              D.  Tứ bội

Câu 2. Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại diễn ra ở kì nào sau đây?

A. Kì đầu                                B. Kì giữa                               C. Kì sau                                 D. Kì cuối.

 Câu 3. Tính đặc thù của ADN do yếu tố nào sau đây qui định?

A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.

B. Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào.

C. Tỉ lệ (A+T) / (G+X) trong phân tử ADN

D.  A + G = T + X.

Câu 4. Bộ NST của một loài là 2n = 24. Số lượngNST ở thể 3n là:

A. 6                                         B. 24.                                      C. 12.                                       D. 36

Câu 5. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là:

A. Tarn                                                                                    B. rARN                                 

C. mARN                                                                                D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6. Ở người, gen m qui định mắt bình thường, gen lặn tương ứng m qui định bị mù màu. Biết các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị mù màu. Vậy ai đã truyền bệnh mù màu cho người con trai đó?

A. Do mẹ truyền cho.                                                             B. Do cha truyền cho.

C. Do mẹ, cha truyền cho.                                                      D.  Do ông nội truyền cho.

Câu 7. Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân tớcnơ, có bao nhiêu nhiễm sắc thể X?

A. 1 nhiễm sắc thể                                                                  B. 2 nhiễm sắc thể.

C. 3 nhiễm sắc thể.                                                                 D.  4 nhiễm sắc thể.

Câu 8. Nguyên nhân gây đột biến gen là gì?

A. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài.

B. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

C. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học.

D.  Câu B và C đúng.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mồi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

 Câu 2. Thế nào là hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội? Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?

 Câu 3. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

Gen (một đoạn ADN) → mARN → protein

Đề 14

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1. NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Đây là đặc điểm của kì nào trong nguyên phân?

A. Kì đầu                                B. Kì giữa                               C. Kì sau                                 D.  Kì cuối

Câu 2. Có 24 noãn bào bậc 1 của chuột qua giảm phân bình thường, số trứng được tạo ra là bao nhiêu trong các trường hợp sau:

A. 12.                                      B. 48.                                     C. 24.                                  D. 6

Câu 3. Tương quan về số lượnggiữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong riboxom là:

A. Cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.                                   B. Cứ 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.

C. Cứ 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.                                   D.  Cứ 3 nuclcôtit ứng với 3 axit amin.

Câu 4. Ơ người, gen A qui định mắt bình thường, gen lặn tương ứng a qui định bị mù màu. Biết các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bị mù màu. Vậy ai đã truyền bệnh mù màu cho người con trai đó. Kiểu gen của người truyền bệnh nhu thế nào?

A. Mẹ (XAX)                                                                         B. Cha (XAY)

C. Mẹ và cha (XAXa và XaY)                                                 D. Ông nội (XaY)

Câu 5. Cấu trúc lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền là:

A. protein                                B. ADN                                   C. mARN                                D.  rARN.

Câu 6. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái.

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

C. Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao từ đực và giao tử cái.

D.  Sự tạo thành hợp tử.

Câu 7. Sinh trưởng của các mô và cơ quan trong cơ thể đa bào nhở chủ yếu vào sự tăng … qua quá trình nguyên phân.

A. Số lượng tế bào                                                                  B. Kích thước tế bào

C. Số lượng và kích thước tế bào                                              D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8. Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?

A. Cấu trúc bậc 1                                                                    B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3                                                       D.  Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Trong lai một cặp tính trạng, muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Giải thích.

Câu 2. Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?  

Câu 3. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?

Đề 15

I. Trắc nghiệm: (4 điểmHãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Đường kính vòng xoắn của chuỗi xoắn kép là:

A. 5Ao                                     B. 10Ao                                   C.15Ao                                    D. 20Ao 

Câu 2. Protein là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản:

A. C, H, O và N                      B. C, H, O và P                       C. C, H, N và P                D. C, H, P và N.  

Câu 3. Quá trình tổng hợp ARN xảy ra vào kì nào của nguyên phân?

A. Kì trung gian                      B. Kì trước và kì sau               C. kì giữa                        D. Kì cuối.

Câu 4. Đặc điểm cấu tạo của phân tử protein giống với ADN và ARN là:

A. Đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

B. Được cấu tạo từ các nuclêôtit

C. Được cấu tạo từ các axit amin

D.  Được cấu tạo từ các ribônuclêôtit

Câu 5. Trong các hợp chất sau đây, loại nào là hoocmôn có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu?

A. enzim                                 B. Insulin                               C. Riboxom                  D.  Cả A, B và C.

Câu 6. Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN?

A. Một mạch                           B. Hai mạch                           C. Ba mạch                   D.  Bốn mạch.

Câu 7. Chiều dài của một phân tử ADN là 6800 Ả, ADN đó có tổng số nuclêôtit là:

A. 2000 nuclêôtit.                                                                   B. 3400 nuclêôtit.                  

C. 4000 nuclêôtit.                                                                   D.  1700 nuclêôtit.

Câu 8. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclcôtit được tổng hợp từ mạch 2 của đoạn gen như sau: A-X-U-G-X-U-U-G. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit của đoạn gen đó ở mạch 1 sẽ là:

A. T-G-A-X-G-A-A-X                                                            B. U - G - A - X-G-A-A-X

C. A - X - T - G -X-T-T-G                                                     D.  Tất cả đều sai.

II. Tự luận (6 điểm):

Câu 1. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:

Gen (1 đoạn ADN) → mARN → protein → tính trạng

Câu 2. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?

Câu 3. Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Bố, mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

Đề 16

I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Tên gọi của phân tử ADN là:

A. Nuclêôtit                                                                            B. axit nucleic                        

C. Axit ribonucleic                                                                  D.  Axit đêôxiribônuclêic.

Câu 2. Kết quả dẫn đến từ nguyên tắc bồ sung trong phân tử ADN là:

A. A = X VÀ T = G                                                                B. A - G VÀ A = X

C. A = T VÀ G = X                                                                D. A = T - G = X.

Câu 3. Sự nhân đôi ADN xảy ra vào lúc:

A. NST ở trạng thái co xoắn tối đa                              B. NST bắt đầu co xoắn lại

C. NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn                              D.  NST bắt đầu tháo xoắn và bắt đầu duỗi ra.

Câu 4. Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là:

A. Mỗi ADN mẹ tạo ra 1 ADN con khác với nó

B. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau

C. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con khác nhau

D.  Mỗi ADN mẹ tạo ra nhiều ADN con khác nhau.

Câu 5. Cấu tạo gồm một 1 chuỗi axit amin xoắn cuộn có dạng hình cầu là:

A. Protein bậc 1               B. Protein bậc 2              C. Protein bậc 3                   D.  Protein bậc 4

Câu 6. Đặc điểm cấu tạo của protein bậc 4 là:

A. Cấu tạo bởi một mạch không xoắn cuộn

B. Cấu tạo bởi hai mạch không xoắn cuộn

C. Câu tạo bởi một mạch xoắn cuộn

D.  Cấu tạo bởi hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.

Câu 7. ARN được cấu tạo từ các nguyên tố:

A. C, H, O, N và P                  B. C H O và N                        C. C, H, O và P                       D.  C, H, O

Câu 8. Chức năng chủ yếu của protein là:

A. Chức năng cấu trúc và xúc tác.                              B. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất,

C. Chức năng bảo vệ                                                D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 9. Gen cấu trúc là loại gen:

A. Tham gia cấu tạo mọi thành phần tc bào

B. Tham gia cấu tạo riboxom của tế bào

C. Cấu trúc nên màng tế bào

D.  Chứa thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.

Câu 10. Một phân tử ADN có 1400 nuclcôtitệ mạch ADN làm khuôn mẫu điều khiển tổng hợp một phân tử mARN. Tổng số nuclêôtit của mARN sẽ là bao nhiêu?

A. 1400 nuclêôtit.                   B. 2400 nuclêôtit.                  C. 700 nuclêôtit.             D.  1200 nuclêôtit.

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1. Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa.

Câu 2. Có thể nhận biết bệnh dao và bệnh tớcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?  

Câu 3. Nêu những dien biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I.

Đề 17

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Thế nào là di truyền y học tư vẩn?

A. Là khoa học nghiên cứu phả hệ, xét nghiệm và chẩn đoán về mặt di truyền ...

B. Là cung cấp những lời khuyên về một bệnh tật di truyền nào đó.

C. là khoa học nghiên cứu và cung cấp những lời khuyên cho hôn nhân.

D.  Câu A và B đúng.

2. Biểu hiện của bệnh bạch tạng là:

A. Thường bị mất trí nhớ                                            B. Rối loạn hoạt động sinh dục và không có con

C. Thường bị chết sớm                                               D.  Da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sẳc tố

3. Chức năng của ADN là gì?

A. Tự nhân đôi để duy trì ổn định qua các thế hệ.

B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

C. điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

4. Vai trò quan trọng của protein, là gì?

A. làm chất xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất.

B. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể.

C. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

5. Đột biển gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Đặc điểm cấu trúc của gen.

B. Tác nhân ngoại cảnh hay rối loạn quá trình trao đổi chất,

C. Các điều kiện sống khắc nghiệt

D.  Câu A và B đúng

6. Đồng sinh là hiện tượng:

A. Mẹ chỉ sinh ra 2 con trong một lần sinh

B. Nhiều đứa con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

C. Có 3 con được sinh ra trong một lần sinh của mẹ

D.  Chỉ sinh một con

Câu 2. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chồ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... trong các câu sau:

Tế bào đa bội có … (1) …  NST tăng gấp bội, số lượng … (2) …cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất … (3) … diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của cơ thể … (4) …lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.

Trả lời: 1………… ; 2…………; 3………… ; 4:……….

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai bệnh: đao và tơcnơ.

Câu 2. Thường biến là gì? Nêu một số thí dụ về thường biến. Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến

Câu 3. Một gen có tỉ lệ phần trăm của timin là 30%. Tính tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit còn lại của gen?

Đề 18

I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Kết quả của định luật phân li của Menđen là:

A. F2 có tỉ lệ 1 trội :1 lặn                                                       B. F2 có tỉ lệ 1 trội:2 trung gian: 1 lặn.

C. F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.                                                      D.  F2 đồng tính trội.

Câu 2. Phép lai nào tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình?

A. AABb × aabb                     B. AaBB × aabb                      C. AAbb × aaBB                     D.  Aabb × aabb

Câu 3. Trong tế bào sinh dưỡng của bệnh nhân tơcnơ có hiện tượng:

A. Thừa 1 NST số 21                                                              B. Thiếu 1 NST số 21

C. Thiếu 1 NST giới tính X                                                    D.  Thừa 1 NST giới tính

Câu 4. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN có đặc điểm gì?

A. ADN có kích thước lớn.

B. ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân),

C. Thành phần chủ yếu của ADN là các nguyên tố: C, H, O, N, P.

D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì được bộ NST đặc trưng của loài?

A. Nguyên phân                                                                      B. Giảm phân,

C. Nguyên phân - giảm phân - thụ tinh                                  D.  Câu A và B đúng.

Câu 6. Vì sao việc nghiên cứu di truyền người gặp nhiều khó khăn hơn so với khi nghiên cứu ở động vật ?

A. Người sinh sản muộn và có ít con

B. Không thể áp dụng các biện pháp lai và gây đột biến ở người

C. Vì lí do xã hội, ...

D.  Cả A, B và C đều đúng.

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1. Biểu hiện của bệnh bạch tạng. So sánh bệnh bạch tạng với bệnh đao.

Câu 2. Nêu khái niệm về thường biến và mức phản ứng. Giữa thường biến và mức phản ứng khác nhau như thế nào?

Câu 3. Một gen có 250 guanin và 180 timin.

  1. Tính số lượng các loại nuclêôtit còn lại của gen?
  2. Tính thành phần phần trăm các loại nuclêôtit?

Đề 19

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau vể các dạng đột biến :

Các loại đột biến

Khái niệm

Các dạng đột biến

Đột biến gen

 

 

Đột biến cấu trúc NST

 

 

Đột biến số lượng NST

 

 

Câu 2 (2,5 điểm)

Tại sao ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1 (3,5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Khi lai hai giống cây thuần chủng thân đỏ thẫm, lá nguyên và thân màu lục, lá chẻ được F1. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ:

9 thân đỏ thẫm, lá chẻ : 3 thân đỏ thẫm, lá nguyên : 3 thân màu lục, lá chẻ : 1 thân màu lục, lá nguyên.

Biện luận về kiểu hình ở F2 đó là:

A. Vì tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều theo tỉ lệ 3 : 1

B. Vì có 4 kiểu hình khác nhau

C. Vì thân đỏ thẫm trội hoàn toàn so với thân xanh lục, lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên

D. Vì 2 cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau

2. Giả sử kiểu gen BB quy định quả dài, Bb : quả dẹt, bb : quả tròn. Cho cây có quả dài lai  với cây quả tròn thì ở thế hệ sau sẽ xuất hiện các tỉ lệ kiểu hình như thế nào ?

A. 100% quả dài.                                                                    B. 100% quả dẹt.

C. 50% quả dài : 50% quả dẹt.                                               D. 50% quả tròn : 50% quả dẹt.

3. Trong nguyên phân, NST tập trung tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

A. Kì đầu.                               B. Kì cuối.                              C. Kì sau.                                D. Kì giữa.

4. Trong quá trình phân bào, sự đóng xoắn của NST có ý nghĩa

A. Giúp cho chiều dài của NST bị co lại.

B. Giúp cho sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình phân bào thuận lơĩ hơn.

C. Giúp NST dễ di chuyển trong quá trình phân bào

D. Cả B và C

4. Đặc Điểm của nguyên tắc bổ sung là gì?

  1. Các nuclêôtit giữa 2 mạch của phân tử ADN liên kết  với nhau theo nguyên tắc : A liên kết G và T liên kết  với X
  2. Các nuclêôtit giữa 2 mạch của phân tử ADN liên kết  với nhau theo nguyên tắc : A liên kết  với T và G liên kết  với X
  3. Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết hiđrô
  4. Cả A và B

5. Phân lử ADN có tính đa dạng là do

A. Số lượng, thành phần nuclêôtit trong phân tử.                    B. Có 4 loại bazơ nitơ trong phân tử.

C. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử.                      D. Cả A và C.

6. Đột biến gen là gì?

A. Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).

B. Là những biến đổi về kiểu gen.

C. Là những biến đổi trong một hoặc một số cặp nuclêôtit.

D. Là những biến đổi về kiểu hình

Câu 2 (1,5 điểm) Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong đoạn sau:

Đột biến dị bội là biến đổi số lượng … (1) … Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến NST là do … (2) … đã phá vỡ cấu trúc NST. Trong sản xuất, người ta có thể gây … (3) … để chuyển gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác

A. Đột biến NST                                                        

B. Các tác nhân lí hoá của môi trường ngoài

C. Một vài cặp NST                                     

D. Cả bộ NST

Đề 20

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Tóm tắt các quy luật di truyền theo bảng sau:

Tên quy luật

Nội dung

Giải thích

Ý nghĩa

Phân li

 

 

 

Phân li độc lập

 

 

 

Di truyền liên kết

 

 

 

Di truyền giởi tính

 

 

 

Câu 2 (2,5 điểm) gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.

1. Xác định chiều dài của gen b.

2. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do

A. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li.

B. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li.

C. Sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này.

D. Sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau.

2. Gen S đột biến thành gen s. Khi cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần từ gen S và gen s thi số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra  với gen S là?

A. Mất 1 cặp nuclêôtit.                                                           B. Mất 2 cặp nuclêôtit.

C. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.                                                  D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit.

3. Gen b dài 5100 Å, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit từng loại của gen b là

A. G = X = 600; A = T= 900                                                  B. G = X = 700; A = T= 800

C. G = X = 800; A = T= 700                                                  D. G = X= 900; A = T = 600

4. ADN có 4 loại đơn phân  với tác dụng

A. Tạo nên sự kết cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch.

B. Tạo ra tính chất bổ sung giữa hai mạch

C. Hình thành cấu trúc hai mạch.

D. Tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền

5. Ở đậu gen A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn ; B quy định có tua cuốn, b quy định không có tua cuốn. Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn.

Cho cây đậu hạt nhăn, không có tua cuốn thụ phấn  với cây hạt trơn, có tua cuốn thu được tỉ lệ : 1 cây hạt trơn, có tua cuốn : 1 cây hạt nhãn, không có tua cuốn. Kiểu gen của cây hạt trơn, có tua cuốn như thế nào?

A. AB/Ab                                B. Ab/Ab                                 C. Ab/aB                                   D. AB/ab

6. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

A. Kì đầu                                B. Kì giữa,                              C. Kì sau                                 D. Kì cuối.

7. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì

A. Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

B. Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn

C. F2 có 4 kiểu hình.

D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

8. Tự thụ phấn ở thực vật hay giao phối cận huyết ở động vật dẫn đến thoái hoá giống vì qua các thế hệ…

A. Tỉ lệ đổng hợp tăng dần, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.

B. Tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm.

C. Dẫn đến sự phân tính.

D. Xuất hiện các biến dị tổ hợp.

9. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích

A. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

B. Xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết  với giởi tính.

C. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

D. Phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ.

10. Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là

A. Sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.

B. Khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.

C. Tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.

D. Tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng suất rất cao và có nhiều đặc tính quý.