Đề bài
Câu 1 (5 điểm)
Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống bằng cách nào ?
Câu 2 (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Vì sao các tác nhân hoá học như EMS, MMU, MEU lại được gọi là siêu tác nhân đột biến ?
A. Những chất này gây được đột biến mất, thêm một cặp nuclêôtit.
B. Những chất này gây được đột biến theo ý muốn,
C. Những chất này gây được nhiều đột biến.
D. Những chất này gây được đột biến NST.
2. Dùng cônsixin tác động lên thực vật, người ta gây được loại đột biến nào ?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến cấu trúc NST
C. Đột biến đa bội.
D. Đột biến dị bội.
3. Người ta sử dụng tia tử ngoại tác động lên bộ phận nào của cây trồng ?
A. Hạt phấn.
B. Thân cây, bầu nhuỵ
C. Đỉnh sinh trưởng.
D. Hạt khô, hạt nảy mầm.
4. Tại sao sau khi lai hoặc gây đột biến, người ta phải chọn lọc cẩn thận mởi tạo được giống mởi ?
A. Vì có những đột biến có lợi và đột biến có hại.
B. Vì ít đột biến đáp ứng được yêu cầu của giống,
C. Vì tính trạng tốt có thể là thường biến.
D. Cả A, B và C.
5. Tại sao người ta sử dụng các tia phóng xạ làm tác nhân gây đột biến ?
A. Các tia phóng xạ (tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta...) khi xuyên qua các mô, chúng tác động lên ADN, gây đột biến gen hoặc làm chấn thương NST, gây đột biến NST
B. Dùng các tia phóng xạ vừa rẻ tiền vừa dễ sử dụng
C. Dùng các tia phóng xạ không gây hại nhiều cho môi trường bằng các tác nhân hoá học
D. Cả BvàC
Lời giải chi tiết
Câu 1 (5 điếm)
- Các tác nhãn mối trường như tác nhân vật lí (các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt) và tác nhân hoá học đều có thể gây ra đột biến gen và NST, nhưng các tác nhân hoá học có nhiều hứa hẹn về khả năng chủ động điều khiển hướng đột biến.
- Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu với vi sinh vật và cây trồng.
- Trong chọn giống, người ta sử dụng trực tiếp các thể đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
C |
A |
D |
A |
soanvan.me