Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Bàn luận về phép học. Đây là một bài tấu rất hay và nổi tiếng của Nguyễn Thiếp được biên soạn trong chương trình Ngữ văn 8 Tập 2. Các em cùng theo dõi nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Thiếp trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bàn luận về phép học là một đoạn trích của bài tấu của Nguyễn Thiêp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791.

* Thể loại: Văn bản Bàn luận về phép học được viết theo thể loại tấu. Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Bài tấu của Nguyễn Trãi gửi vua Quang Trung bàn về 3 điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Phần đầu, tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, dễ nhớ: "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Khái niệm "đạo" ở đây cũng được giải thích một cách dễ hiểu "Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người".

=> Mục đích chân chính của việc học chính là học để làm người.

Câu 2:

* Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái là: học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường, chạy theo hình thức mà quên đi ý nghĩa chân chính của việc học.

* Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho tất cả mọi người, từ trên xuống dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi chứ không đi lên bằng chính năng lực và trí tuệ thực sự của mình, dần dần sẽ dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Câu 3:

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách:

  • Cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
  • Học phải tuần tự, từ thấp lên đến cao
  • Học rộng rồi tóm lược cho gọn những điều quan trọng, trọng tâm
  • Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

Câu 4:

* Bài tấu có đoạn bàn về những "phép học", đó là những "phép học":

  • Học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao, người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, nền tảng
  • Học rộng, song cần phải biết tóm lược những cái tinh túy, cốt lõi, chứ không nên học tràn lan
  • Học phải đi đôi với hành, phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, có như thế thì người học mới có khả năng lập công trạng, giúp ích cho đất nước.

* Theo em, phương pháp học tập nào cũng quan trọng, và điều quan trọng nhất đó là việc học chân chính, học thật và có kiến thức thực sự. Để thực hiện được điều đó, người học cần biết kết hợp nhiều phương pháp học tập hiệu quả, chứ không nên học tràn lan, bừa bãi.

Câu 5:

Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ:

Mục đích chân chính của việc học:

  • Phê phán những lối học sai trái
  • Đưa ra những quan điểm, những phương pháp học đúng đắn
  • Nêu ra tác dụng của việc học chân chính.