Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Hai chữ nước nhà. Đây là một bài thơ song thất lục bát rất hay và nổi tiếng của Trần Quang Khải. Hi vọng các em có thể tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho bài giảng trên lớp của thầy cô nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về Trần Quang Khải trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Văn bản Hai chữ nước nhà là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang , Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trong văn bản là phần mở đầu bài thơ.

* Thể thơ: Bài thơ Hai chữ nước nhà được viết theo thể thơ song thất lục bát.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: 8 câu thơ đầu: Hoàn cảnh đất nước và tâm trạng chia li.
  • Phần 2: 20 câu thơ tiếp : Tội ác của giặc Minh và tiếng khóc xót thương vận nước.
  • Phần 3: 8 câu thơ còn lại : Lời căn dặn của người cha về trách nhiệm của đất nước.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Giọng điệu của bài thơ là buồn, thống thiết, lâm li, diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.

* Thể thơ song thất lục bát đã góp phần diễn đạt rất đúng cảm xúc và giọng điệu trầm buồn của bài thơ. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn. Còn hai câu lục bát lại tha thiết, chậm rãi tạo độ sâu lắng và da diết cho bài thơ.

Câu 2: Bố cục bài thơ đã được chia ở phần đầu.

Câu 3: 8 câu thơ đầu:

* Bối cảnh không gian: cuộc chia li diễn ra ở biên ải hoang vu, ảm đạm (mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu,...) nên càng gợi lên nỗi buồn đau.

* Hoàn cảnh éo le: đây là cuộc chia li không có ngày về của người cha.

* Tâm trạng:

  • Của người cha: đau xót mệnh nước, thương bản thân mình phải xa quê, thương đứa con; cha dặn con trở về giúp nước báo thù. => Tâm trạng đau buồn nhuốm lên cảnh vật một màu ảm đạm.
  • Của người con: muốn theo để phụng dưỡng cha, làm tròn chữ hiếu. => đau buồn khi tiễn biệt cha.

=> Tình cảnh éo le, thảm sầu của đất nước khi có giặc ngoại xâm, lời dặn con đặt chữ ái quốc lên hàng đầu. Trong bối cảnh bi thảm, tâm trạng đau buồn của buổi tiễn biệt càng góp phần làm cho lời phó thác của người cha trở nên thiêng liêng hơn.

Câu 4: 20 câu tiếp:

* Tâm sự yêu nước của tác giả được thể hiện qua những tình cảm: lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù; nỗi đau xót khi quê hương bị tàn phá.

* Sức gợi cảm của đoạn thơ nằm ở:

  • Những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can
  • Tâm trạng uất hận, đau xót lên đến đỉnh điểm trước tội ác của giặc.
  • Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của tác giả tạo sức lay động.

Câu 5:

Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực và của mình và sự nghiệp của tổ tông để người con ý thức được trọng trách lớn lao của mình với nợ nước, thù nhà.