Đề bài

Câu 1: Số sản phẩm phản ứng không tan trong nước, khi trộn các dung dịch sau đây theo từng cặp: KOH, CuSO4, FeCl3, Ba(OH)2 là:

A.3                                                      B.4

C.5                                                      D.6.

Câu 2: Phương trình nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

\(\eqalign{  & A.2KCl{O_3} \to 2KCl + 3{O_2}(xt,{t^0})  \cr  & B.4KOH \to 4K + 2{H_2}O + {O_2}\text{(điện phân nóng chảy)}  \cr  & C.Ag + {O_3} \to A{g_2}O + {O_2}\text{(điện phân dung dịch)}  \cr  & D.2{H_2}O \to 2{H_2} + {O_2}. \cr} \)

Câu 3: Khi cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sản phẩm phản ứng là:

A.FeSO4 + SO2 + H2O.

B.FeSO4 + H2.

C.Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

D.FeSO4 + S + H2O.

Câu 4: H2SO4 loãng có thể tác dụng với

A.NaOH, Ag, CuO.

B.S, BaCl2, MgO.

C.Mg, Cu(OH)2, BaCl2.

D.Cu, Mg(OH)2, Ba(NO3)2.

Câu 5: Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sản phẩm được tạo thành từ H2SO4 là:

A.H2S                                    B.SO2

C.S                                        D.H2

Câu 6: Trong công nghiệp, phản ứng 2SO2 + O2 \(\to\) 2SO3 xảy ra trong điều kiện

A.nhiệt độ phòng.                               B.nhiệt độ phòng và có xúc tác V2O5.

C.đun nóng đến 5000C.                       D.đun nóng đến 5000C và có xúc tác V2O5.

Câu 7: Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, đun nóng đều cho cùng một loại muối?

A.Cu                                                   B.Ag

C.Al                                                    D.Fe

Câu 8: Oxit nào sau đây khi tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng có thể giải phóng khí SO2?

A.Al2O3                                               B.FeO

C.Fe2O3                                               D.MgO.

Câu 9: Sản phẩm tạo ra khi sục khí clo vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là:

A.NaCl                                                B.NaCl, NaClO, H2O

C.NaClO3, H2O.                                 D.NaClO, H2O.

Câu 10: Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng hóa chất nào sau đây để nhận ra các khí: clo, oxi đựng trong các bình riêng lẻ?

A.Quỳ tím ẩm.

B.Nước clo.

C.Cacbon (ở nhiệt độ thường).

D.Dung dịch phenolphtalein.

Câu 11: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

\(\eqalign{  & A.2Fe + 3C{l_2} \to 2FeC{l_3}({t^0}).  \cr  & B.2Cu + {O_2} \to 2CuO({t^0}).  \cr  & C.Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}.  \cr  & D.Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag \to 2AgN{O_3} + Cu. \cr} \)

Câu 12: Hòa tan 200 gam SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12g/ml) thu được dung dịch X. Nồng độ % của dung dịch X là (H = 1, S = 32, O = 16)

A.40%                                    B.32,98%

C.47,47%                               D.30%.

Câu 13: Trong sơ đồ chuyển đổi hóa học:

\(Mn{O_2}(1) \to C{l_2}(2) \to CuC{l_2}(3) \to Cu{(OH)_2}.\)

A.(1) phải là dung dịch HCl loãng.

B.(2) có thể là CuO.

C.(3) có thể là NaOH.

D.(2) không thể chuyển đổi được.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam Al trong khí O2. Có bao nhiêu gam Al2O3 được tạo thành (Al = 27, O = 16)?

A.5,2 gam                                           B.5,15 gam.

C.5,1 gam                                            D.5,05 gam.

Câu 15: Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH thì khối lượng dung dịch

A.không đổi.                                       B.giảm xuống.

C.tăng lên.                                           D.không xác định được.

Câu 16: Cho 2,8 gam Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Thể tích khí SO2 thu là (đktc, Fe = 56)

A.1,56 lít.                                            B.1,68 lít.

C.1,86 lít.                                            D.1,65 lít.

Câu 17: Để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng người ta có thể dùng:

A.BaCl2                                   B.quỳ tím.

C.phenolphtalein.                     D.NaOH.

Câu 18: Chất M là muối của canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam M tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thì thu được 0,376 gam kết tủa.

M có công thức phân tử nào sau đây (Ca = 40, F = 19, Cl = 35,5, Br = 80, I = 127)?

A.CaCl2                                               B.CaBr2.

C.CaI2.                                                D.CaF2.

Câu 19: Khi cho NaHCO3 vào dung dịch HCl người ta thấy có hiện tượng sùi bọt là do

A.phản ứng tạo khí CO2 ít tan trong nước nên thoát ra khỏi dung dịch.

B.H2CO3 không tác dụng với nước.

C.NaHCO3 là muối axit.

D.NaCl tạo ra sau phản ứng đã đẩy CO2 ra khỏi dung dịch.

Câu 20: Lấy 2 lít hidro, cho tác dụng với 3 lít khí Cl2. Hiệu suất phản ứng là 90%. Thể tích hỗn hợp khí thu được sau phản ứng (đo ở cùng điều kiện) là:

A.4,5 lít                                  B.4 lít

C.5 lít                                     D.5,5 lít.

Lời giải chi tiết

1.Đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

C

B

D

C

B

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

C

C

C

B

A

B

A

C

2.Lời giải.

Câu 1: (A)

\(\eqalign{  & 2KOH + CuS{O_4} \to Cu{(OH)_2} \downarrow  + 2{H_2}O  \cr  & 3KOH + FeC{l_3} \to Fe{(OH)_3} \downarrow  + 3KCl  \cr  & Ba{(OH)_2} + CuS{O_4} \to Cu{(OH)_2} \downarrow  + BaS{O_4} \downarrow   \cr  & 3Ba{(OH)_2} + 2FeC{l_3} \to 2Fe{(OH)_3} \downarrow  + 3BaC{l_2} \cr} \)

Câu 2: (A)

\(2KCl{O_3} \to 2KCl + 3{O_2}(xt,{t^0})\)

Câu 3: (C)

\(2Fe + 6{H_2}S{O_4}\text{đặc} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3S{O_2} + {H_2}O({t^0})\)

Câu 4: (C)

H2SO4 loãng không tác dụng với Ag, S, Cu.

\(\eqalign{  & {H_2}S{O_4} + Mg \to MgS{O_4} + {H_2}  \cr  & Cu{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to CuS{O_4} + {H_2}O  \cr  & BaC{l_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2HCl \cr} \)

Câu 5: (B)

Cu + H2SO4 (đặc) \(\to\) CuSO4 + SO2 + H2O (t0)

Câu 6: (D)

2SO2 + O2 \(\to\) 2SO3 (5600C, V2O5)

Câu 7: (C)

Cu và Ag không tác dụng với H2SO4 loãng, Al tác dụng được với cả H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, đun nóng đều cho Fe tác dụng được với cả H2SO4 loãng cho FeSO4 và H2SO4 đặc, đun nóng cho Fe2(SO4)3.

Câu 8: (B)

\(2FeO + 4{H_2}S{O_4}\text{(đặc)} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + S{O_2} + {H_2}O\)

Câu 9: (B)

\(C{l_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O\)

Câu 10: (A)

Khí clo làm quỳ tím ẩm hóa đỏ sau đó phai màu từ từ.

Câu 11: (D)

Do Ag hoạt động hóa học yếu hơn Cu.

Câu 12: (B)

SO3 + H2O \(\to\) H2SO4.

Khối lượng dung dịch H2SO4 17% = 1000.1,12 = 1120 gam.

Khối lượng \({H_2}S{O_4} = \dfrac{{1120.17}}{{100}} + \dfrac{{200.98}}{{80}} = 435,4gam.\)

Nồng độ % của dung dịch X: \(\dfrac{{435,4}}{{1120 + 200}}.100\%  = 32,98\% .\)

Câu 13: (C)

CuCl2 + 2NaOH \(\to\) Cu(OH)2 + 2NaCl

(1)phải là dung dịch HCl đặc và đun nóng.

CuO không tác dụng với Cl2 mà Cu + Cl2 tạo ra CuCl2.

Câu 14: (C)

\(\eqalign{  & 4Al + 3{O_2} \to 2A{l_2}{O_3}({t^0})  \cr  & {m_{A{l_2}{O_3}}} = {{2,7.2.102} \over {4.27}} = 5,1gam. \cr} \)

Câu 15: (C)

Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH thì khối lượng dung dịch tăng lên do đã hấp thụ thêm một lượng khí CO2 và không có chất tách ra khỏi dung dịch.

Câu 16: (B)

\(\eqalign{  & 2Fe + 6{H_2}S{O_4}\text{(đặc)} \to F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3S{O_2} + {H_2}O({t^0})  \cr  & {n_{Fe}} = 0,05mol \cr&\Rightarrow {n_{S{O_2}}} = {{0,05.3} \over 2} = 0,075  \cr  &  \Rightarrow {V_{S{O_2}}} = 0,075.22,4 = 1,68lit. \cr} \)

Câu 17: (A)

\({H_2}S{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2HCl\)

Câu 18: (B)

\(\eqalign{  & Ca{X_2} + 2AgN{O_3} \to 2AgX + Ca{(N{O_3})_2}  \cr  & {n_{Ca{X_2}}} = {{0,2} \over {40 + 2X}} \cr&\Rightarrow {n_{AgX}} = {{0,2} \over {40 + 2X}}.2 = {{0,376} \over {108 + X}}\cr& \Rightarrow X = 80. \cr} \)

Do đó M là CaBr2

Câu 19: (A)

\(NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

Câu 20: (C)

H2 + Cl2 \(\to\) 2HCl (t0)

Theo phương trình thể tích hỗn hợp khí không đổi.

soanvan.me