Đề bài
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Chọn một trong các chữ cái A, hoặc B,C, D trước câu lựa chọn đúng và trả lời vào phần bài làm
Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Zn
B. Ca
C. Fe
D. Cu
Câu 2: Chất nào tác dụng với nước tạo thành dung dịch Bazo?
A. Na2O
B. CuO
C. Al2O3
D. Fe3O4
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại phân đạm
A. KCl
B. CO(NH2)2
C. K2CO3
D. Ca3(PO4)2
Câu 4: Kim loại không phản ứng được với dung dịch muối Cu(NO3)2 là
A. Fe
B. Zn
C. Ag
D. Mg
Câu 5: Hiện tượng sủi bọt khí xuất hiện khi cho kim loại magie vào dung dịch nào?
A. NaCl
B. Al2(SO4)3
C. KNO3
D. HCl
Câu 6: Sản phẩm của phản ứng phân hủy Fe(OH)3 bởi nhiệt là
A. Fe và H2O
B. FeO và H2O
C. Fe2O3 và H2O
D. Fe3O4 và H2O
Câu 7: Ở các nhà máy sản xuất axit, trong quá trình vận chuyển đi lưu trữ vào kho chứa hay đi tiêu thụ người ta có thể đựng axit nào trong các bình bằng nhôm mà không sợ bị hư hỏng?
A. H2SO4 loãng
B. HCl loãng
C. H2SO4 đặc nóng
D. HNO3 đặc nguội
Câu 8: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 6,72 lít
B. 4,48 lít
C. 67,2 lít
D. 7,2 lít
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9:
Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có:
Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe
Câu 10:
Bằng phương pháp hóa học, em hãy nhận biết bốn dung dịch: Ca(OH)2, KOH, KNO3, Na2SO4 đựng trong 4 lọ mất nhãn. Viết phương trình hóa học xảy ra nếu có
Câu 11:
Hòa tan hết 12 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng 2M thu được 6,72 lít khí H2
a. Xác định kim loại cần tìm
b. Viết phương trình phản ứng cụ thể
c. Tính thể tích dung dịch axit cần dùng
Lời giải chi tiết
PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.B |
2.A |
3.B |
4.C |
5.D |
6.C |
7.D |
8.A |
Câu 1:
Các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: Na, K, Ca, Ba
Đáp án B
Câu 2:
Na2O + H2O → 2NaOH
Đáp án A
Câu 3:
Chất thuộc phân đạm là có chứa nito trong thành phần hóa học
Đáp án B
Câu 4:
Ag là kim loại đứng sau Cu trong dãy hoạt động hóa học
Đáp án C
Câu 5:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Đáp án D
Câu 6:
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Đáp án C
Câu 7:
Al, Fe, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc nguội
Đáp án A
Câu 8:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
n Al = 5,4 : 27 = 0,2 mol
(1) n H2 = 3/2 n Al = 0,3 mol
V H2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lít
Đáp án A
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9
(1) Fe + Cl2 → FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Câu 10:
Lấy lần lượt 4 dung dịch trên vào 4 ống nghiệm riêng biệt
Thả quì tím lần lượt vào các dung dịch trên.
- Dung dịch làm quì tím chuyển sang màu xanh là Ca(OH)2; KOH (I)
- Dung dịch không làm chuyển màu quỳ tím là KNO3, Na2SO4 (II)
(I) tác dụng với CO2
- Dung dịch tác dụng với CO2 xuất hiện kết tủa trắng => Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
- Dung dịch tác dụng với CO2 nhưng không xuất hiện hiện tượng => KOH
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
(II) tác dụng với BaCl2
- Dung dịch tác dụng với BaCl2 xuất hiện kết tủa trắng => Na2SO4
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
- Dung dịch không tác dụng với BaCl2 => KNO3
Câu 11:
a. M + H2SO4 → MSO4 + H2
n H2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
(1) n M = n H2 = 0,3 mol
MM = 12 : 0,3 = 40
M là Canxi
b. Ca + H2SO4 → CaSO4 + H2
c. (2) n H2SO4 = n Ca = 0,3 mol
V H2SO4 = n : CM = 0,3 : 2 = 0,15 lít = 150ml
soanvan.me