Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành các PTHH sau:

A.  MgSO4 + NaOH  \(\xrightarrow{{{}}}\)        

B.  CuO + HCl \(\xrightarrow{{{}}}\)  

C.  AgNO3 + Zn \(\xrightarrow{{{}}}\)  

D.  Fe(OH)3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)

Câu 2(1 điểm): Hãy viết PTHH:

a, Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.

b, Sản xuất nhôm (Al) từ quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al2O3.

Câu 3(2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (chỉ được dùng quỳ tím) hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaOH, HCl, Na2CO3

Câu 4(1 điểm):

Cho các kim loại sau: Ag, Na, Fe, Cu. Hãy cho biết kim loại nào:

a, Tác dụng được với nước

b, Tác dụng được với dung dịch H2SO4

c, Tác dụng được với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu.

(Không cần viết PTHH)

Câu 5 (1 điểm): Viết PTHH và cho biết hiện tượng xảy ra khi nhỏ dung dịch natri hidroxit (NaOH) vào ống nghiệm đựng dung dịch sắt (III) clorua (FeCl3)

Câu 6 (3 điểm):  

6.1 Hòa tan 12,4g natri oxit (Na2O) vào nước được 0,2 lít dung dịch natri hidroxit (NaOH)

a, lập PTHH của phản ứng

b, Xác định nồng độ mol của dung dịch NaOH thu được.

6.2 Cho 210,7 g dung dịch KOH phản ứng vừa đủ với 300g dung dịch FeCl3, sau phản ứng thu được 10,7g Fe(OH)3. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn soanvan.me

Câu 1 (TH):

Phương pháp:

Xem lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.

Cách giải:

a) \(MgS{O_4} + 2NaOH \to Mg{(OH)_2} + N{a_2}S{O_4}\)

b) \(CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O\)

c) \(2AgN{O_3} + Zn \to Zn{(N{O_3})_2} + 2{\rm{A}}g\)

d) \(2F{\text{e}}{(OH)_3}\xrightarrow{{{t^0}}}F{{\text{e}}_2}{O_3} + 3{H_2}O\)

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

a) Để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với chất oxi hóa mạnh như MnO2 (hoặc KMnO4)

b) Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al2O3. Sau khi đã làm sạch tạp chất, người ta điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit trong bể điện phân, thu được nhôm và oxi.

Cách giải:

a) \(2KMn{O_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} + 8{H_2}O\)

b) \(2A{l_2}{O_3}\xrightarrow[{c{\text{r}}i{\text{o}}lit}]{{dpnc}}{\text{4A}}l + 3{{\text{O}}_2}\)

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

- Quỳ tím nhận biết các dung dịch axit, bazơ, muối

- Dung dịch HCl nhận biết dung dịch Na2CO3

Cách giải:

- Trích một lượng nhỏ vừa đủ các mẫu nhận biết vào các ống nghiệm.

- Nhúng giấy quỳ tím vào các ống nghiệm đựng mẫu nhận biết

+ Quỳ tím không chuyển màu: NaCl

+ Quỳ tím chuyển màu xanh: NaOH và Na2CO3

+ Quỳ tím chuyển màu đỏ: HCl

- Nhỏ dung dịch HCl vào 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

+ Không hiện tượng: NaOH

+ Xuất hiện khí không màu thoát ra: Na2CO3

PTHH: \(NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O\)

            \(N{a_2}C{O_3} + 2HCl \to 2NaCl + C{O_2} + {H_2}O\)

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

a) Các kim loại mạnh có khả năng tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Na, K, Ba, Ca, Li

b) Kim loại tác dụng với axit H2SO4 phải đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.

c) Kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu phải đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học, nhưng không có khả năng tác dụng với nước.

Cách giải:

a) Kim loại tác dụng với nước là Na.

b) Kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 là Fe

c) Kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu là Fe.

Câu 5 (TH):

Phương pháp:

- Viết phương trình hóa học

- Hiện tượng: dựa vào màu của dung dịch và màu của kết tủa trong phương trình hóa học để kết luận.

Cách giải:

- PTHH: \(3NaOH + FeC{l_3} \to F{\rm{e}}{(OH)_3} + 3NaCl\)

- Hiện tượng:

+ Màu nâu đỏ của dung dịch FeCl3 nhạt dần

+ Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

Câu 6 (VD):

Phương pháp:

6.1)

a) Viết PTHH

b)

- Dựa vào phương trình hóa học, tính số mol NaOH theo số mol Na2O

- Áp dụng công thức tính nồng độ mol: \({C_M} = \dfrac{n}{V}\)

6.2)

- Viết PTHH

- Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

- Theo phương trình tính số mol KCl theo số mol Fe(OH)3

- Tính khối lượng KCl theo công thức m = n.M

- Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng theo công thức \(C\%  = \dfrac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \)

Cách giải:

6.1) \({n_{N{a_2}O}} = \dfrac{{12,4}}{{62}} = 0,2\,\,mol\)

a) PTHH: \(N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\)

b) Theo phương trình hóa học, \({n_{NaOH}} = 2{n_{N{a_2}O}} = 2.0,2 = 0,4\,\,mol\)

6.2) PTHH: \(3K{\rm{O}}H + 3F{\rm{e}}C{l_3} \to F{\rm{e}}{(OH)_3} + 3KCl\)

Ta có:

mdung dịch sau phản ứng = \({m_{dd\,\,K{\rm{O}}H}} + {m_{dd\,\,FeC{l_3}}} - {m_{F{\rm{e}}{{(OH)}_3}}} \\= 210,7 + 300 - 10,7 = 500gam\)

\({n_{F{\rm{e}}{{(OH)}_3}}} = \dfrac{{10,7}}{{107}} = 0,1\,\,mol\)

Theo phương trình hóa học, \({n_{KCl}} = 3{n_{F{\rm{e}}{{(OH)}_3}}} = 3.0,1 = 0,3\,\,mol\)

\( \to {m_{KCl}} = 0,3.74,5 = 22,35\,\,gam\)

\( \to C{\% _{KCl}} = \dfrac{{22,35}}{{500}}.100\%  = 4,47\% \)

soanvan.me