Đề bài

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Thứ tự mức độ hoạt động hóa học của các kim loại: Na, Mg, Al, Fe là:

A.Mg > Na > Al > Fe.

B. Na < Mg < Al < Fe.

C.Na < Al < Mg < Fe.

D.Na > Mg > Al > Fe.

Câu 2: Trong sơ đồ:

\(\eqalign{  & KCl{O_3} \to X + Y({t^0})  \cr  & X + {H_2}O \to Z + T + U\text{(Điện phân có màng ngăn)}  \cr  & Z + T \to KCl + KClO + {H_2}O \cr} \)

Các chất X, Y, Z, T, U lần lượt là:

A.KCl, O2, KOH, Cl2, H2.

B.KClO4, O2, KOH, Cl2, H2.

C.KCl, O2, KClO3, Cl2, HCl.

D.KCl, O2, KOH, KClO2, H2.

Câu 3: Cho 2 phương trình hóa học:

\(\eqalign{  & 3C{l_2} + 2Fe \to 2FeC{l_3}({t^0})  \cr  & S + Fe \to FeS({t^0}) \cr} \)

Từ đó có thể rút ra nhận xét:

A.S có tính phi kim mạnh hơn Cl2.

B.Cl2 có tính phi kim mạnh hơn S.

C.Fe là một kim loại hoạt động mạnh.

D.Cl thuộc nhóm III còn S thuộc nhóm II.

Câu 4: Hệ số cân bằng còn thiếu (?) của phương trình hóa học:

\(3C{l_2} + 6KOH \to (?)KCl + (?)KCl{O_3} + (?){H_2}O({t^0})\)  là:

A.5, 1, 3                                  B.4, 2, 1.

C.3, 3, 3                                  D.2, 4, 1.

Câu 5: Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng sau: H2O, dung dịch HCl, dung dịch NaCl, dung dịch Na2CO3. Ta có thể nhận biết từng chất (được áp dụng phương pháp vật lý).

A.mà không cần dùng thêm chất khác.

B.khi dùng dung dịch H2SO4.

C.khi dùng dung dịch H2SO4 và AgNO3.

D.khi dùng quỳ tím.

Câu 6: Trong sơ đồ sau: \(MgC{O_3}(1) \to MgS{O_4}(2)\)\(\, \to BaS{O_4}(3) \to BaC{l_2}\)

Phản ứng nào không thực hiện được? Vì sao?

A.(1) vì MgCO3 không tan trong nước.

B.(2) vì MgSO4 không tác dụng với BaCO3.

C.(3) vì BaSO4 không tác dụng với HCl hay các muối clorua khác.

D.(2), (3).

Câu 7: Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức là RH2. Trong RH2 hidro chiếm 5,88% theo khối lượng. R là nguyên tố nào sau đây (H = 1, C = 12, Be = 9, N = 14, S = 16)?

A.Cacbon                             B.Beri

C.Nito                                  D.Lưu huỳnh.

Câu 8: Cho Fe lấy dư vào 400 gam dung dịch HCl 3,65%. Dẫn khí tạo ra qua ống đựng CuO (dư) nung nóng thì thu được 11,52 gam Cu. Hiệu suất của phản ứng CuO là: (Cu = 64, Cl = 35,5, H = 1).

A.75%                                 B.80%

C.85%                                 D.90%.

II.Tự luận (6 điểm).

Câu 9 (2 điểm): Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi sau:

\(CaC{O_3}(1) \to CaO(2) \to Ca{(OH)_2}(3)\)\(\, \to Ca{(HC{O_3})_2}(4) \to N{a_2}C{O_3}.\)

Câu 10 (2 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 4 dung dịch, được đựng trong 4 bình riêng biệt, không ghi nhãn: nước clo, NaOH, H2SO4, AgNO3.

Câu 11 (2 điểm): Cho 2 kim loại Fe và Cu tác dụng với khí clo (dư) thu được 59,5 gam hỗn hợp muối. Cũng cho 2 kim loại trên tác dụng với lượng dự dung dịch HCl thì thu được 25,4 gam một muối.

Tính khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu (cho Fe = 56, Cu = 64, Cl = 35,5).

Lời giải chi tiết

1.Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

A

A

A

C

D

D

2.Lời giải

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: 0,5 điểm)

Câu 1: (D)

Theo dãy hoạt động hóa học các kim loại.

Câu 2: (A)

Trong sơ đồ: \(\eqalign{  & 2KCl{O_3} \to 2KCl + 2{O_2}({t^0})  \cr  & 2KCl + 2{H_2}O \to 2KOH + C{l_2} + {H_2}\text{(điện phân có màng ngăn)}  \cr  & 2KOH + C{l_2} \to KCl + KClO + {H_2}O. \cr} \)

Câu 3: (A)

Từ phản ứng: Cl2 + Fe \(\to\) FeCl3 (t0

\(\Rightarrow \) Fe cho hóa trị III.

S + Fe \(\to\) FeS (t0) \(\Rightarrow\) Fe cho hóa trị II.

Có thể rút ra nhận xét: S có tính phi kim mạnh hơn Cl2.

Câu 4: (A)

Hệ số cân bằng phương trình hóa học:

3Cl2 + 6KOH \(\to\) 5KCl + KClO3 + 3H2O (t0)

Câu 5: (A)

Lấy mẩu thử của 4 chất lỏng trộn ngẫu nhiên với nhau:

Hai chất khí tác dụng có hiện tượng sủi bọt là: dung dịch HCl và dung dịch Na2CO3.

Đem cô cạn dung dịch này, nếu có chất rắn là Na2CO3.

Hai chất khí trộn không có hiện tượng gì là: dung dịch NaCl và dung dịch HCl.

Đem cô cạn 2 dung dịch này, nếu có chất rắn là NaCl.

Câu 6: (C)

BaSO4 không tác dụng với HCl hay các muối clorua khác.

Câu 7: (D)

\(\dfrac{R}{2} = \dfrac{{94,12}}{{5,88}} \Rightarrow R = 32.\)  Đó là lưu huỳnh.

Câu 8: (D)

\(\eqalign{  & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}  \cr  & CuO + {H_2} \to Cu + {H_2}O({t^0})  \cr  & {n_{HCl}} = {{400.3,65} \over {100.36,5}} = 0,4mol. \cr} \)

\(\Rightarrow\) nCu khi hiệu suất 100% = 0,4mol hay 0,4.64 = 25,6 gam.

Hiệu suất của phản ứng khử CuO: \(\dfrac{{11,52}}{{25,6}}.100\%  = 90\% .\)

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9:

\(\eqalign{  & CaC{O_3} \to CaO + C{O_2}({t^0})  \cr  & CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}  \cr  & Ca{(OH)_2} + 2C{O_2} \to Ca{(HC{O_3})_2}  \cr  & Ca{(HC{O_3})_2} + 2NaOH \to N{a_2}C{O_3} + CaC{O_3} + 2{H_2}O. \cr} \)

Mỗi phương trình 0,5 điểm.

Câu 10:

Dung dịch có tính tẩy màu là dung dịch nước clo.

Dung dịch làm phenolphtalein hóa hồng là dung dịch NaOH.

Tác dụng với dung dịch BaCl2 cho kết tủa trắng là dung dịch H2SO4.

Dung dịch còn lại là dung dịch AgNO3.

Nhận ra một chất 0,5 điểm.

*Có thể giải cách khác.

Câu 11:

\(\eqalign{  & 3C{l_2} + 2Fe \to 2FeC{l_3}({t^0})  \cr  & C{l_2} + Cu \to CuC{l_2}  \cr  & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}  \cr  & {n_{FeC{l_2}}} = {{25,4} \over {127}} = 0,2mol \cr&\Rightarrow {n_{Fe}} = 0,2mol \cr&\Rightarrow {n_{FeC{l_3}}} = 0,2mol.  \cr  &  \Rightarrow {m_{FeC{l_3}}} = 0,2.162,5 = 32,5gam \cr&\Rightarrow {m_{CuC{l_2}}} = 27gam. \cr} \)

 soanvan.me