Đề bài

Câu 1 (2 điểm): Lấy một thí dụ cho mỗi loại phản ứng sau:

a)Loại phản ứng trao đổi.

b)Loại phản ứng thay thế.

c)Loại phản ứng hóa hợp.

d)Loại phản ứng trung hòa.

Câu 2 (2 điểm): Gọi x, y lần lượt là số mol của NaOH và HCl.

Trộn 2 dung dịch NaOH và HCl trên với nhau, tạo ra dung dịch có pH = 7.

Tìm biểu thức liên hệ giữa x và y.

Câu 3 (2 điểm): Có thể dùng hóa chất nào để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng?

Câu 4 (2 điểm): Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học sau:\(F{e_2}{O_3} + CO\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow (M) + (N).\)

Câu 5 (2 điểm): Ống nghiệm (1) chứa 2 ml dung dịch HCl 1M. Ống nghiệm (2) chứa 2 ml dung dịch H2SO4 1M. Cho Zn dư vào hai dung dịch axit trên thì thể tích khí hiđro thu được từ ống nghiệm (1) và (2) tương ứng là V1 và V2 đo ở cùng điều kiện. Viết phương trình hóa học. So sánh V1 và V2.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a) Ví dụ về loại phản ứng trao đổi:

\(HCl + AgN{O_3} \to AgCl \downarrow  + HN{O_3}\)

b) Ví dụ về loại phản ứng thay thế:

Fe + CuSO4 \(\to\) Cu + FeSO4

c) Ví dụ về loại phản ứng hóa hợp:

Cl2 + H2 \(\to\) 2HCl (t0)

d) Ví dụ về loại phản ứng trung hòa:

NaOH + HCl \(\to\) NaCl + H2O.

Câu 2:

pH = 7 thì dung dịch trung tính và ngược lại.

\(\Rightarrow\) NaOH và HCl vừa hết.

NaOH + HCl \(\to\) NaCl + H2O.

Nghĩa là: nNaOH = nHCl \(\Rightarrow\) x = y.

Câu 3:

Sử dụng dung dịch \(Ba{(OH)_2}\) sẽ tạo kết tủa với H2SO4, còn HCl thì không tạo kết tủa

\(Ba{(OH)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2{H_2}O\)

Câu 4:

Fe2O3 + 3CO \(\to\) 2Fe + 3CO2. (t0)

Câu 5:

\(\eqalign{  & Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2}(1)  \cr  & Zn + {H_2}S{O_4} \to ZnS{O_4} + {H_2}(2)  \cr  & {n_{HCl}} = 0,002 \Rightarrow {n_{{H_2}}}(1) = 0,001mol\cr& \Rightarrow {V_1} = 0,001.22,4 = 0,0224lit.  \cr  & {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,002 \cr&\Rightarrow {n_{{H_2}}}(2) = 0,002mol \cr&\Rightarrow {V_2} = 0,002.22,4 = 0,0448lit.  \cr  &  \Rightarrow {V_2} = 2{V_1}. \cr} \)

 soanvan.me