Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn.Me sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Ý nghĩa văn chương. Hi vọng qua bài soạn này, các em sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tác dụng và những đặc điểm khác của văn chương để tiếp thu bài giảng trên lớp thật tốt nhé!
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Hoài Thanh trong SGK Ngữ văn 7 Tập 2)
2. Tác phẩm
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 2:
Hoài Thanh viết: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống...".
Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có 2 ý chính:
* Văn chương sẽ là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng. Cuộc sống của con người vốn dĩ cũng đã muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Qua văn chương, chúng ta biết được cuộc sống, biết được ước mơ của người Việt Nam xưa kia, và ta cũng biết được cuộc sống của những dân tộc khác nhau trên thế giới.
* Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua những tác phẩm văn chương cho ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ về sức mạnh phi thường như Thánh Gióng, như Sơn Tinh, ước mơ về tài năng kì diệu như Mã Lương. Hơn thế nữa, văn chương còn đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có (hoặc chưa cần) để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
Câu 3:
* Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha (Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có). Bên cạnh đó, văn chương cũng giúp ta biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ trở nên nghèo nàn và tâm linh đến mức nào?
Câu 4:
a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc thể loại văn nghị luận văn chương vì nội dung bài văn bàn đến ý nghĩa và công dụng của văn chương.
b) Qua văn bản Ý nghĩa văn chương, văn nghị luận của Hoài Thanh là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn văn mở đầu hay đoạn văn nói về mãnh lực của văn chương.