Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Vậy khẳng định đã cho là đúng.
Kết quả của phép chia $35000:{\rm{7}}0$ là:
A. \(5\)
B. \(50\)
C. \(500\)
D. \(5000\)
C. \(500\)
Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Do đó: $35000:{\rm{7}}0 = 3500:7 = 500$.
Vậy kết quả của phép chia $35000:{\rm{7}}0$ là \(500\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(3600:90 = \)
\(3600:90 = \)
Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Do đó: \(3600:90 = 360:9 = 40\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(40\).
Thương của $46800$ và $400$ là bao nhiêu?
A. \(107\)
B. \(117\)
C. \(1070\)
D. \(1170\)
B. \(117\)
- Muốn tìm thương của hai số $46800$ và $400$ ta thực hiện phép tính chia \(46800:400\).
- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Thương của $46800$ và $400$ là $46800:400$
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Do đó ta có: \(46800:400 = 468:4 = 117\).
Vậy thương của $46800$ và $400$ là \(117\).
Chọn số thích hợp để điền vào ô trống:
A. $40$
B. $41$
C. $42$
D. $43$
B. $41$
- Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Thừa số chưa biết là \(123000:3000\).
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Do đó ta có: \(123000:3000 = 123:3 = 41\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(41\).
\(72000:600\,\,...\,\,1200\)
Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
A. \( < \)
- Tính giá trị biểu thức ở vế trái rồi so sánh kết quả với giá trị ở vế phải.
- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Ta có: \(72000:600 = 720:6 = 120\)
Mà \(120 < 1200\).
Do đó \(72000:600\, < \,1200\).
Tìm \(b\), biết: $ b \times 60 = {\rm{228}}00$
A. \(b = 28\)
B. \(b = 38\)
C. \(b = 280\)
D. \(b = 380\)
D. \(b = 380\)
\(b\) ở vị trí thừa số chưa biết, muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
$\begin{array}{*{20}{l}}{b \times 60 = 22800}\\\quad \quad \; {{\rm{b}} = {\rm{ 2280}}0{\rm{ }}:{\rm{ }}60}\\ \quad \quad \; {{\rm{b }} = {\rm{ 380}}\;}\end{array}$
Vậy đáp án đúng là \(b = 380\).
Tìm \(y\) biết: \(3600:y = 5600:70\)
A. \(y = 25\)
B. \(y = 35\)
C. \(y = 45\)
D. \(y = 55\)
C. \(y = 45\)
- Tính giá trị biểu thức ở vế phải.
- \(y\) ở vị trí số chia, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
\(\begin{array}{l}3600:y = 5600:70\\3600:y = 80\\ \quad \quad \; \; y = 3600:80\\ \quad \quad \; \; y = 45\end{array}\)
Vậy đáp án đúng là \(y = 45\).
Điền dấu (\(>; \, <; \, =\)) thích hợp vào ô trống:
\(63000:700\,\,\,\,\)
\(\,\,\,\,7200:\,(15 \times 6)\)
\(63000:700\,\,\,\,\)
\(\,\,\,\,7200:\,(15 \times 6)\)
- Tính giá trị biểu thức ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.
- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số \(0\), ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số \(0\) ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Ta có:
\(\begin{array}{l}63000:700 = 90\\7200:\,(15 \times 6) = 7200:90 = 80\end{array}\)
Mà \(90 > 80\).
Do đó \(63000:700\,\, > \,\,7200:(15 \times 6)\)
Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là \( > \).
Giá trị của biểu thức \((45876 + 39124):200 + 300\) là:
A. \(725\)
B. \(575\)
C. \(425\)
D. \(170\)
A. \(725\)
- Biểu thức chứa dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có chứa phép chia và phép trừ thì ta thực hiện phép tính chia trước, phép trừ sau.
Ta có:
\(\begin{array}{l}(45876 + 39124):200 + 300\\ = 85000:200 + 300\\ = 425 + 300\\ = 725\end{array}\)
Vậy giá trị biểu thức đã cho là \(725\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một cửa hàng nhập về $80$ thùng dầu như nhau chứa được tất cả $4000$ lít dầu.
Vậy \(1\) thùng chứa được
lít dầu.
Một cửa hàng nhập về $80$ thùng dầu như nhau chứa được tất cả $4000$ lít dầu.
Vậy \(1\) thùng chứa được
lít dầu.
Tính số dầu chứa trong một thùng ta lấy tổng số lít dầu chia cho tổng số thùng dầu.
\(1\) thùng chứa được số lít dầu là:
$4000:80 = 50$ (lít)
Đáp số: \(50\) lít.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(50\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết $a \times 40 + a \times 50 = {\rm{ 40500}}$. Vậy \(a = \)
Biết $a \times 40 + a \times 50 = {\rm{ 40500}}$. Vậy \(a = \)
Áp dụng quy tắc nhân một số với một tổng để biến đổi vế trái về dạng một tích, từ đó tìm \(a\).
$\begin{array}{l}a \times 40 + a \times 50 = {\rm{ 40500}}\\{\rm{a}} \times {\rm{(40 + 50)}}\,\,{\rm{ = }}\,\,{\rm{40500}}\\{\rm{a}} \times {\rm{90}}\,\,{\rm{ = }}\,{\rm{40500}}\\ \quad \quad \; {\rm{a}}\, {\rm{ = 40500}}\,{\rm{:}}\,{\rm{90}}\\ \quad \quad \; {\rm{a}}\,{\rm{ = }}\,{\rm{450}}\end{array}$
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(450\).
Một đội đồng diễn thể dục, lúc đầu xếp thành \(24\) hàng dọc, mỗi hàng có \(15\) học sinh. Sau đó số học sinh này xếp thành hàng ngang, mỗi hàng có \(20\) học sinh. Hỏi xếp được bao nhiêu hàng ngang?
A. $16$ hàng
B. $17$ hàng
C. $18$ hàng
D. $19$ hàng
C. $18$ hàng
- Tìm số học sinh tham gia đồng diễn ta lấy số học sinh trong \(1\) hàng dọc nhân với \(24\).
- Tìm số hàng ngang để xếp đủ số học sinh đó ta lấy tổng số học sinh tham gia đồng diễn chia cho số học sinh trong \(1\) hàng ngang.
Số học sinh tham gia đồng diễn thể dục là:
${\rm{15}} \times {\rm{24}}\,{\rm{ = }}\,360$ (học sinh)
Số hàng ngang xếp được là:
$360:20 = 18$ (hàng)
Đáp số: $18$ hàng.
Một cửa hàng có \(3\) tấn gạo đựng đều trong các bao, mỗi bao chứa được \(40kg\) gạo. Tuần thứ nhất cửa hàng bán được \(14\) tạ gạo, tuần thứ hai bán hết số gạo còn lại. Hỏi tuần thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn tuần thứ nhất bao nhiêu bao gạo?
A. $5$ bao
B. $15$ bao
C. $25$ bao
D. $35$ bao
A. $5$ bao
- Đổi các số đo khối lượng sang đơn vị đo là ki-lô-gam.
- Tính số bao gạo cửa hàng có ta lấy tổng số gạo chia cho khối lượng của \(1\) bao gạo.
- Tính số bao gạo cửa hàng đã bán trong tuần thứ nhất ta lấy số gạo đã bán trong tuần thứ nhất chia cho khối lượng của \(1\) bao gạo.
- Tính số bao gạo cửa hàng đã bán trong tuần thứ hai ta lấy tổng số bao gạo trừ đi số bao gạo cửa hàng đã bán trong tuần thứ nhất.
- Tìm hiệu giữa số bao gạo cửa hàng đã bán trong tuần thứ hai và số bao gạo cửa hàng đã bán trong tuần thứ nhất.
Đổi \(3\) tấn \( = \,3000kg\) ; \(14\) tạ = \(1400kg\)
Cửa hàng có tất cả số bao gạo là:
\(3000:40 = 75\) (bao)
Tuần thứ nhất cửa hàng bán được số bao gạo là:
\(1400:40 = 35\) (bao)
Tuần thứ hai cửa hàng bán được số bao gạo là:
\(75 - 35 = 40\) (bao)
Tuần thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn tuần thứ nhất số bao gạo là:
\(40 - 35 = 5\) (bao)
Đáp số: \(5\) bao.