An viết: “Số bé = (tổng – hiệu) : $2$”. An viết đúng hay sai?
Áp dụng công thức tìm số bé khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Ta có: Số bé = (tổng – hiệu) : $2$
Vây An viết đúng.
Công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó là:
A. Số bé = (tổng – hiệu) : $2$
B. Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều đúng
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Ta có:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Vậy cả A và B đều đúng.
Tìm hai số biết tổng của chúng là $345$ và hiệu là $29$.
A. \(185\) và \(160\)
B. \(186\) và \(159\)
C. \(187\) và \(158\)
D. \(185\) và \(188\)
C. \(187\) và \(158\)
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Ta có sơ đồ:
Số lớn là:
\((345 + 29):2 = 187\)
Số bé là:
\(345 - 187 = 158\)
Đáp số: Số lớn: \(187\); số bé: \(158\).
Tổng của hai số là $278$, hiệu hai số là \(52\) . Vậy hai số đó là \(166\) và \(112\). Đúng hay sai?
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ;
Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Ta có sơ đồ:
Số lớn là:
\((278 + 52):2 = 165\)
Số bé là:
\(278 - 165 = 113\)
Đáp số: Số lớn: \(165\); số bé: \(113\).
Vậy khẳng định đã cho là sai.
Nhà bác Hùng thu được tất cả $2250kg$ khoai lang và khoai tây. Biết số khoai lang nhiều hơn số khoai tây là $436kg$. Tính khối lượng mỗi loại khoai.
A. Khoai lang: \(1334kg\); khoai tây: \(907kg\).
B. Khoai lang: \(1338kg\); khoai tây: \(912kg\).
C. Khoai lang: \(1341kg\); khoai tây: \(909kg\).
D. Khoai lang: \(1343kg\); khoai tây: \(907kg\).
D. Khoai lang: \(1343kg\); khoai tây: \(907kg\).
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Ta có sơ đồ:
Nhà bác Hùng thu được số ki-lô-gam khoai tây là:
$(2250 - 436):2 = 907\,\,(kg)$
Nhà bác Hùng thu được số ki-lô-gam khoai lang là:
$907\, + 426 = 1343\,\,(kg)$
Đáp số: Khoai lang: \(1343kg\) ;
Khoai tây: \(907kg\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Lớp 4A có $36$ học sinh. Số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là \(4\) học sinh.
Vậy lớp 4A có
học sinh nam,
học sinh nữ.
Lớp 4A có $36$ học sinh. Số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là \(4\) học sinh.
Vậy lớp 4A có
học sinh nam,
học sinh nữ.
Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Ta có sơ đồ:
Lớp 4A có số học sinh nam là:
$\left( {{\rm{36}} - 4} \right):2 = 16$ (học sinh)
Lớp 4A có số học sinh nữ là:
$36 - 16 = 20$ (học sinh)
Đáp số: \(16\) học sinh nam; \(20\) học sinh nữ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt là \(16\,\,;\,\,20\).
Tổng của \(2\) số là số lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau, hiệu của \(2\) số là số chẵn lớn nhất có \(3\) chữ số. Vậy hai số đó là:
A. \(5437\) và \(4439\)
B. \(5445\) và \(4560\)
C. \(5431\) và \(4445\)
D. \(5441\) và \(4435\)
A. \(5437\) và \(4439\)
- Tìm số lớn nhất có \(4\) chữ số khác nhau là \(9876\) và số chẵn lớn nhất có \(3\) chữ số là \(998\). Khi đó ta có tổng và hiệu của hai số đó.
- Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau là $9876$. Do đó tổng của \(2\) số đó là $9876$.
Số chẵn lớn nhất có \(3\) chữ số là $998$. Do đó hiệu của \(2\) số đó là $998$.
Ta có sơ đồ:
Số bé là:
$(9876 - 998):2 = 4439$
Số lớn là:
$9876 - 4439 = 5437$
Đáp số: Số lớn: \(5437\); số bé: \(4439\).
Một hình chữ nhật có chu vi là $68cm$. Chiều rộng kém chiều dài là $16cm$ . Vậy diện tích hình chữ nhật đó là:
A. \(175c{m^2}\)
B. \(225c{m^2}\)
C. \(546c{m^2}\)
D. \(1092c{m^2}\)
B. \(225c{m^2}\)
- Tính nửa chu vi theo công thức:
Nửa chu vi = chu vi \(:\,2\) = chiều dài + chiều rộng
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số :
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
$68:2 = 34\,\,(cm)$
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
\((34 - 16):2 = 9\,\,(cm)\)
Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
\(9 + 16 = 25\,\,(cm)\)
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
\(25\times 9 = 225\,\,(c{m^2})\)
Đáp số: \(225c{m^2}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình cộng của hai số là \(158\), nếu thêm \(28\) đơn vị vào số thứ nhất ta được số thứ hai.
Vậy số thứ hai là
Trung bình cộng của hai số là \(158\), nếu thêm \(28\) đơn vị vào số thứ nhất ta được số thứ hai.
Vậy số thứ hai là
- Tìm tổng của hai số = số trung bình cộng \( \times \,\,2\).
- Nếu thêm \(28\) đơn vị vào số thứ nhất ta được số thứ hai nên số thứ hai hơn số thứ nhất \(28\) đơn vị, hay hiệu của hai số là \(28\) đơn vị.
- Tìm số thứ hai theo công thức: Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$.
Tổng của hai số đó là:
\(158 \times 2 = 316\)
Ta có sơ đồ:
Số thứ hai là:
\((316 + 28):2 = 172\)
Đáp số: \(172\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(172\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả \(2\) tấn $56kg$ thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được nhiều hơn thửa ruộng thứ hai là $3$ tạ.
Vậy thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được
\(kg\) thóc; thửa ruộng thứ hai thu hoạch được
\(kg\) thóc.
Hai thửa ruộng thu hoạch được tất cả \(2\) tấn $56kg$ thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được nhiều hơn thửa ruộng thứ hai là $3$ tạ.
Vậy thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được
\(kg\) thóc; thửa ruộng thứ hai thu hoạch được
\(kg\) thóc.
- Đổi các số đo khối lượng vê cùng đơn vị đo là ki-lô-gam.
- Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Đổi \(2\) tấn $56kg\, = \,2056kg$ ; $3$ tạ \( = \,300kg\).
Ta có sơ đồ:
Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là:
\((2056 + 300):2 = 1178\,\,(kg)\)
Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là:
\(2056 - 1178\,\, = 878\,\,(kg)\)
Đáp số: Thửa ruộng thứ nhất: \(1178kg\);
Thửa ruộng thứ hai: \(878kg\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là \(1178\,;\,\,878\).
Hiện nay tổng số tuổi của hai ông cháu là $68$ tuổi. Biết rằng \(5\) năm nữa cháu kém ông \(64\) tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
A. Ông: \(71\) tuổi ; cháu: \(7\) tuổi
B. Ông: \(65\) tuổi ; cháu: \(3\) tuổi
C. Ông: \(70\) tuổi ; cháu: \(6\) tuổi
D. Ông: \(66\) tuổi ; cháu: \(2\) tuổi
D. Ông: \(66\) tuổi ; cháu: \(2\) tuổi
- Hiệu số tuổi không thay đổi theo thời gian, do đó hiện nay cháu vẫn kém ông \(64\) tuổi.
- Tìm tuổi của mỗi người dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Do mỗi người mỗi năm đều tăng một tuổi nên hiệu số tuổi không thay đổi theo thời gian.
Theo đề bài, \(5\) năm nữa cháu kém ông \(64\) tuổi nên hiện nay cháu vẫn kém ông \(64\) tuổi.
Sơ đồ tuổi hiện nay:
Tuổi cháu hiện nay là:
\((68 - 64):2 = 2\) (tuổi)
Tuổi ông hiện nay là:
\(68 - 2 = 66\) (tuổi)
Đáp số: Ông: \(66\) tuổi; cháu: \(2\) tuổi.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hai số có tổng bằng \(596\), biết rằng nếu viết thêm một chữ số \(5\) vào bên trái số thứ nhất thì được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
, số thứ hai là
Cho hai số có tổng bằng \(596\), biết rằng nếu viết thêm một chữ số \(5\) vào bên trái số thứ nhất thì được số thứ hai.
Vậy số thứ nhất là
, số thứ hai là
- Tìm hiệu của hai số: vì viết thêm một chữ số \(5\) vào bên trái số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ hai hơn số thứ nhất \(500\) đơn vị.
- Áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
Hai số có tổng bằng \(596\) và số thứ nhất có ít hơn số thứ hai \(1\) chữ số nên số thứ nhất phải là số có \(2\) chữ số và số thứ hai phải là số có \(3\) chữ số.
Vì viết thêm một chữ số \(5\) vào bên trái số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ hai hơn số thứ nhất \(500\) đơn vị, hay hiệu của \(2\) số cần tìm bằng \(500\).
Số thứ nhất là:
$\left( {596 - {\rm{ 500}}} \right):2 = {\rm{ 48}}$
Số thứ hai là:
$48 + 500 = 548$
Đáp số: Số thứ nhất: \(48\); số thứ hai: \(548\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt là \(48\,;\,\,548\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
An và Bình có tất cả \(144\) viên bi. Nếu An cho Bình \(15\) viên bi thì khi đó Bình sẽ có nhiều hơn An là \(26\) viên bi.
Vậy lúc đầu bạn An có
viên bi, bạn Bình có
viên bi.
An và Bình có tất cả \(144\) viên bi. Nếu An cho Bình \(15\) viên bi thì khi đó Bình sẽ có nhiều hơn An là \(26\) viên bi.
Vậy lúc đầu bạn An có
viên bi, bạn Bình có
viên bi.
- Nếu An cho Bình \(15\) viên bi thì tổng số bi của hai bạn không thay đổi và bằng \(144\) viên bi.
- Khi đó ta có tổng số bi lúc sau của cả hai bạn và hiệu số bi lúc sau.
- Tìm số bi lúc sau của mỗi bạn dựa vào công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số bé = (tổng – hiệu) : $2$ ; Số lớn = (tổng + hiệu) : $2$
- Tìm số bi ban đầu:
Số bi ban đầu của Bình = số bi lúc sau của Bình – \(15\) viên bi.
Số bi ban đầu của An = tổng số bi – số bi ban đầu của Bình.
Nếu An cho Bình \(15\) viên bi thì tổng số bi của hai bạn không thay đổi và bằng \(144\) viên bi.
Ta có sơ đồ biểu thị số bi lúc sau của hai bạn:
Lúc sau Bình có số viên bi là:
\((144 + 26):\,\,2 = 85\) (viên bi)
Lúc đầu Bình có số viên vi là:
\(85 - 15 = 70\) (viên bi)
Lúc đầu An có số viên vi là:
\(144 - 70 = 74\) (viên bi)
Đáp số: An : \(74\) viên bi; Bình: \(70\) viên bi.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là \(74\,;\,\,70\).