Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Bài này thuộc chương trình Ngữ Văn 10 Tập 1. Các em hãy cùng tham khảo nhé!
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
a) Tính truyền miệng
Thực chất, truyền miệng là sự ghi nhớ bằng cách nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác xem, nghe. Văn học dân gian được truyền miệng theo không gian (sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác) hoặc theo thời gian (sự lưu truyền tác phẩm qua các đời và các thời đại). Quá trình truyền miệng chủ yếu thông qua diễn xướng dân gian.
b) Tính tập thể
Hiểu theo một nghĩa hẹp, tập thể là một nhóm người, còn theo nghĩa rộng là một cộng đồng dân cư. Tập thể bao gồm nhiều cá nhân nhưng không phải là tất cả, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được mọi người chấp nhận. Sau đó, những người ( địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa và bổ sung thêm cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này sẽ làm cho tác phẩm trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.
Thông thường, mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian chính vì thế đã trở thành chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt và sửa chữa.
c) Tính thực hành
- Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi, ca hát tập thể, hội hè, lao động. Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (ví dụ như: hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).
- Hơn thế nữa, văn học dân gian còn giúp tạo ra không khí kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc, tạo sự sảng khoái của con người trong các hoạt động (ví dụ như những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).
Câu 2:
Văn học dân gian bao gồm các thể loại:
Câu 3:
Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian:
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Văn học dân gian vừa chứa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, đem lại những giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa của các dân tộc.
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: Văn học dân gian mang đến cho chúng ta những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc về đạo lí nhân sinh. Từ đó, có tác dụng giáo dục con người, giúp chúng ta phân biệt thiện – ác thể hiện khát vọng hạnh phúc, giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn.
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: Trải qua hàng ngàn năm, Văn học dân gian là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mĩ to lớn của mỗi vùng miền, tạo bản sắc riêng biệt là cơ sở cho nền văn học sau này.