Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Đại cáo bình ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi. Văn bản được biên soạn nằm trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 2. Mời các em cùng theo dõi!
Câu 1:
Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại là bởi vì:
- Ông sống trong một thời đại có nhiều biến động, cuộc đời của Nguyễn Trãi là cuộc đời của "trai thời loạn", từ môi trường đó đã làm hun đúc lên những phẩm chất anh hùng trong con người Nguyễn Trãi.
- Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành vị quân sư bên cạnh Lê Lợi và đã đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng.
- Khi đất nước bước vào thời bình, chưa kịp xây dựng đất nước thì ông bị vu oan, bị ghen ghét, bị vua nghi ngờ, không được trọng dụng và phải lui về ở ẩn.
- Vụ án oan khuất Lệ Chi Viên khiến cho Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc, và phải đến tận 20 năm sau ông mới được giải nỗi hàm oan
Câu 2:
* Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi mà em đã được đọc là: Bài ca Côn Sơn, Cảnh ngày hè, Cây chuối, Bạch Đằng hải khẩu,...
- Bài ca Côn Sơn: là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, cảnh trí Côn Sơn đối với tác giả như là một người bạn tâm giao. Bài thơ với âm điệu khỏe khoắn, thảnh thơi, nhưng âm hưởng chủ đạo bao trùm toàn bài thơ vẫn là tiếng thở dài bi thiết về kiếp nhân sinh.
- Cảnh ngày hè: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước, đồng thời thể hiện lòng thương dân của Nguyễn Trãi.
- Cây chuối: thể hiện cốt cách đa tình của người thi sĩ. Nó cũng là một thứ tình yêu, nhưng tình yêu ấy chẳng qua chỉ là một chút hương xuân, hương lòng thầm kín mà thôi.
Câu 3:
Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua một số câu thơ cảm nhận sâu sắc nhất:
* Hai câu thơ mở đầu Bài ca Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Hai câu thơ mở ra một khung cảnh thiên nhiên hết sức nên thơ, nhẹ nhàng, mang đến cảm giác tĩnh tại trong từng câu chữ. Côn Sơn là một nơi vắng vẻ mà yên tĩnh, có tiếng suối róc rách chảy vang vọng, êm dịu đi vào lời thơ trong trẻo như tiếng đàn cầm. Ta thấy, tâm hồn của thi nhân thật tinh tế, để tiếng suối trong kia khẽ khàng chạm vào sợi dây rung cảm. Nguyễn Trãi có lẽ không chỉ yêu mến thiên nhiên mà còn coi thiên nhiên như một người bạn tâm tình, hòa mình vào thiên nhiên cảm nhận từng hơi thở của cành cây hoa lá, của âm thanh.
* Hai câu thơ cuối bài Cảnh ngày hè:
Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ và lo lắng cho dân, cho nước. Mặc dù đang cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Do vậy, ông vẫn lắng tai nghe âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài, ông vẫn luôn ao ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Tại sao lại thế? Bởi với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, cho đất nước.
Câu 4:
* Giá trị nội dung của thơ văn Nguyễn Trãi:
- Luôn xuất phát từ quan điểm "lấy dân làm gốc"
- Thể hiện rõ ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp
- Mang những triết lý giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm
=> Hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
* Giá trị nghệ thuật:
- Là người đặt nền móng cho thơ ca Tiếng Việt
- Thơ ông sử dụng những từ ngữ và hình ảnh mang tính dân tộc
- Sáng tạo ra thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn