Xin chào các em! Sau đây, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Nhưng nó phải bằng hai mày. Đây là một truyện cười dân gian được biên soạn nằm trong chương trình Ngữ Văn 10 Tập 1. Các em hãy cùng tham khảo nhé!
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Tính kịch tính trong đoạn: "Cải vội xòe năm ngón tay... bằng hai mày":
a) Quan hệ giữa nhân vật Cải và thầy lí là mối quan hệ đã được dàn xếp. Vì đã đút lót tiền cho thầy lí nên Cải cứ nghĩ rằng mình sẽ được thắng kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên, Cải không ngờ khi xử kiện thì mình lại bị đánh 10 roi. Từ thế chủ động chuyển sang bị động nên Cải phải chịu đòn.
b) Sự kết hợp giữa lời nói và hành động của 2 nhân vật trên: là sự kết hợp giữa 2 thứ "ngôn ngữ". Đó là ngôn ngữ bằng lời nói (ngôn ngữ công khai), Cải và thầy lí nói cho tất cả mọi người ở đấy nghe. Còn ngôn ngữ thứ hai là thứ ngôn ngữ bằng động tác thì chỉ có Cải và thầy lí mới hiểu được.
- Lẽ phải – Cải xòe năm ngón tay.
- Lẽ phải được nhân đôi – thầy lí xòe năm ngón thay trái úp lên năm ngón tay phải
=> Ý nghĩa tố cáo của truyện đó chính là lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.
Câu 2:
Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí:
Khi Cải khăng khăng "xin xét lại, lẽ phải về con mà!", thì khi đó, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!". Và tiếng cười của người đọc bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là "lẽ phải" nhưng mười đồng là "lẽ phải gấp đôi".
Câu 3:
Như chúng ta đều thấy, nhân vật bị thất bại trong vụ kiện là nhân vật Cải. Vì bất ngờ nên Cải đã không kịp trở tay nên đã bị rơi vào một tình trạng thảm hại, vừa mất tiền lại vừa bị đánh.
Thế nhưng, ở đây, câu chuyện chính là lời phê phán cả 2 nhân vật Cải và Ngô, phê phán những tên quan lại ngày càng trở nên tráo trở hơn nếu còn có những người như Ngô và Cải. Chính hành vi tiêu cực của họ đã khiến cho họ trở nên thảm hại hơn. Nói chung, Cải và Ngô đều là những con người vừa đáng thương lại vừa đáng trách.