Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Qua bài thơ này, các em sẽ hiểu rõ hơn về hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu nhà thơ Phạm Tiến Duật trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ.

* Bố cục: Văn bản có thể chia làm 2 phần:

  • Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Hình ảnh chiếc xe không kính.
  • Phần 2: còn lại: Hình ảnh người lính lái xe.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Nhan đề bài thơ có điều khác lạ: nhan đề quá dài tạo nên sự độc đáo. Nhan đề này vừa gợi lên hình ảnh những chiếc xe, vừa cho ta thấy được phong thái ngang tàn của người lính lái xe.

* Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Đây là một hình ảnh độc đáo vì nó là chứng tích của chiến tranh, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh. Qua đó, chúng ta nhìn thấy hình ảnh những người lính dũng cảm, ung dung trước khó khăn, gian khổ.

Câu 2:

Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ:

  • Tư thế hiên ngang, sảng khoái, ung dung: "Ung dung buồng lái ta ngồi", họ đường hoàng ngồi vào buồng lái, điều khiển chiếc xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn.
  • Tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, họ mặc kệ gió vào mắt, mặc kệ mưa bom, bão đạn, vẫn ung dung cho xe chạy.
  • Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội: "Nhìn nhau mặt lấm cười haha", "Chưa cần thay lái trăm cây số nữa/ Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi", họ gặp nhau, bắt tay nhau qua cửa kính, chia sẻ với nhau những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.
  • Ý chí chiến đấu vì miền Nam: họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 3:

* Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, pha chút ngang tàn, nghịch ngợm rất phù hợp với những chàng trai trong chiếc xe không kính. Điều này góp phần thể hiện hình ảnh những người lính dũng cảm, ung dung, hóm hỉnh mà vẫn không kém phần trẻ trung.

* Những yếu tố trên đã góp phần làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên, thú vị và đặc biệt là rất thơ.

Câu 4:

* Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ:

Qua bài thơ, em cảm thấy khâm phục những người lính bộ đội cụ Hồ, khâm phục thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ bởi sự gan dạ, bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Mặc dù luôn làm việc trong môi trường đầy rẫy những hiểm nguy, bom đạn, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng họ vẫn luôn tươi vui, yêu đời, trẻ trung và tràn đầy nhiệt huyết.

* So với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, những người lính với chiếc xe không kính đều mang lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Họ vẫn luôn thắm tình đồng chí, đồng đội, chỉ có điều, ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người lính trẻ trung hơn, hóm hỉnh hơn.

Soạn Văn chúc các em học tập thật tốt!