Xin chào các em! Vậy là một học kì nữa lại sắp kết thúc. Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản cuối cùng trong chương trình Ngữ văn 9 Tập 1 mang tên Những đứa trẻ nhé! Mời các em cùng tham khảo.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả ( các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Mác-xim Go-rơ-ki trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Những đứa trẻ được trích trong chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương).
* Tóm tắt:
Truyện kể về 3 anh em con nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa sau một tuần xảy ra sự kiện đứa em nhỏ bị ngã xuống giếng. Chúng nói với nhau rất nhiều thứ chuyện. Bỗng nhiên lão đại tá bắt gặp và đuổi khỏi nhà, cấm các con của ông chơi với cậu. Nhưng không vì thế mà lũ trẻ chịu xa nhau, chúng vẫn tìm mọi cách để chơi với nhau một cách vụng trộm.
* Bố cục: Văn bản Những đứa trẻ có thể được chia làm 3 phần:
- Phần 1: từ đầu => "ấn em nó cúi xuống" : Sự gắn bó giữa những đứa trẻ.
- Phần 2: tiếp => "không được đến nhà tao" : Sự ngăn cản bất ngờ của lão đại tá đối với những đứa trẻ.
- Phần 3: còn lại : Sự bền chặt của tình bạn vượt qua rào cản ngăn cấm.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bố cục: mục trên
* Những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ là: ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những chuyện cổ tích, người bà hiền hậu.
Câu 2:
* Hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa và 3 đứa con ông đại tá: là hàng xóm của nhau nhưng địa vị xã hội khác nhau tạo ra rào cản ngăn cách mối quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ mồ côi. Do trong một lần, A-li-ô-sa đã góp sức cứu đứa trẻ là con nhà ông đại tá bị rơi xuống giếng nên 3 đứa mới rủ A-li-ô-sa sang chơi cùng. Có thể nói, chính hoàn cảnh sống thiếu tình thương đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa lũ trẻ.
Câu 3:
* Một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa: Vẻ ngoài của chúng giống nhau (mặc áo xanh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau, khuôn mặt tròn, mắt sáng, phải phận biệt theo tầm vóc. Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con, những con ngỗng con ngoan ngoãn.
=> Đây chính là sự ngâ thơ, trong sáng và cam chịu của những đứa trẻ. Chúng ngoan ngoãn, lễ phép, được giáo dục tốt nhưng hoàn cảnh của chúng khiến cho A-li-ô-sa vừa ngưỡng mộ, vừa tin yêu và cũng cảm thông với 3 đứa trẻ đó biết bao.
Câu 4:
Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki:
Có thể nói, đoạn trích đã thể hiện đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Những chi tiết về "dì ghẻ", "mẹ khác" khiến người đọc liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong những truyện cổ tích. Rồi đến khi những đứa trẻ nói về "mẹ thật", A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào thế giới truyện cổ tích. Hơn thế nữa, chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích.
=> Tác dụng: Nhờ nghệ thuật kể chuyện đan xen này đã giúp cho đoạn trích Những đứa trẻ nói riêng và tác phẩm Thời thơ ấu nói chung trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc hơn.
Soạn Văn chúc các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới đạt kết quả cao nhé!