Xin chào các em! Tiếp tục với chuyên mục soạn văn lớp 9 tập 1 ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Mã Giám Sinh mua Kiều. Đây là một đoạn trích thơ rất hay trong Truyện Kiều mà qua đó, tác giả muốn lên án những thế lực tàn bạo, xấu xa đã chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ trong xã hội xưa. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Du

2. Tác phẩm

* Vị trí đoạn trích: Văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở đầu phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) . Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình tránh khỏi tai họa. Đoạn trích được học nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều.

* Bố cục: Đoạn trích thơ có thể được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: 10 câu đầu: Khắc họa chân dung Mã Giám Sinh qua ngoại hình và hành động, cử chỉ
  • Đoạn 2: 6 câu tiếp: Diễn tả nỗi đau đớn và tủi nhục của Kiều.
  • Đoạn 3: 10 câu thơ còn lại: Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Nhân vật Mã Giám Sinh:

  • Về ngoại hình: lai lịch không rõ ràng, còn mập mờ, ngoại hình thì "Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao", đây là một ngoại hình hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi ngoài 40 như hắn tự khai.
  • Về hành động: "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng", hành động thô lỗ, nói năng thì cộc lốc, vô học, hắn coi con người như món hàng, cò kè trả giá từng đồng bạc.
  • Về tính cách, bản chất: là một con người bất nhân, đúng tính chất con buôn vì tiền, keo kiệt, giả dối, không đáng mặt đấng nam nhi.

Câu 2:

Cảm nhận về hình ảnh của Thúy Kiều:

  • Về gia đình: bị kẻ xấu vu oan, gặp cơn nguy biến nên nàng phải bán mình chuộc cha
  • Nỗi đau đớn, tái tê: "Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng", "Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai" diễn tả nỗi đau đớn đến tột cùng, trong lòng thì ngổn ngang, tình duyên thì bị đứt đoạn, cảm thấy day dứt, có lỗi với Kim Trọng, lo lắng về tương lai sắp tới.

=> Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng cuộc đời của nàng là những chuỗi ngày dài bi thương, đau đớn. Gia đình thì tan vỡ, tình duyên đứt đoạn, cha và em bị đánh đập, bị người ta vu oan để cuối cùng nàng phải đưa ra quyết định bán thân. Mặc dù trong lòng là những cảm xúc ngổn ngang, lo lắng nhưng vẫn phải đánh đàn, phải làm thơ để cho tên Mã Giám Sinh vừa lòng.

Câu 3:

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện qua đoạn trích:

  • Niềm cảm thương, xót xa trước thân phận nhỏ nhoi của người phụ nữ, trước việc giá trị con người bị chà đạp.
  • Lên án, tố cáo xã hội đen tối, đầy rẫy những bất công, nơi của thế lực và đồng tiền lộng hành đã đẩy con người vào những đau khổ, bất hạnh.
  • Tác giả bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ trước bọn buôn người tàn nhẫn, bất nhân, không có tính người.