Xin chào các em! Tiếp tục với một trích đoạn trong Truyện Kiều, Soạn Văn sẽ cùng các em soạn bài: Cảnh ngày xuân nhé! Hi vọng rằng các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt để tiếp thu bài giảng trên lớp của thầy cô hiệu quả hơn nhé!
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Nguyễn Du
2. Tác phẩm
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thơ Cảnh ngày xuân nằm ở sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
a) Những chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân là: chim én chao liệng, trời xuân cao rộng, trong sáng, thảm cỏ non, vài bông hoa lê trắng.
=> Khung cảnh ngập trong sắc trắng và xanh gợi lên sự tươi đẹp và êm đềm.
b) Cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du có chọn lọc, tinh tế, đầy sức gợi. Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật phương Đông, tức lá chấm phá, lấy tĩnh tả động.
Câu 2:
Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
a) Những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ:
- Tính từ: dập dìu, gần xa, nô nức, ngổn ngang
- Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, áo quần, ngựa xe
- Động từ: sắm sửa, dập dìu.
Những từ ngữ này đã gợi lên không khí rộn ràng, đông vui, nhộn nhịp của lễ hội mùa xuân.
b) Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả đã khắc họa hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu lên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Câu 3:
Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
a) Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có điểm khác so với 4 câu thơ đầu ở chỗ: Cảnh vật, không khí xuân lúc này đã vào chiều tà, không còn đông vui, nhộn nhịp mà chuyển sang vắng lặng, nhẹ nhàng hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi chính con người đến cuối ngày cũng cảm thấy mệt mỏi.
b) Những từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ tả cảnh mà còn tả tình, bộc lộ tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến và nỗi buồn man mác của con người.
c) Qua 6 câu thơ cuối, em cảm nhận sự chuyển biến nhẹ nhàng của cảnh vật và tâm trạng của con người như tạo ra một dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
Câu 4:
Những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích:
- Bố cục cân đối, hợp lí
- Ngôn ngữ có chọn lọc và giàu chất tạo hình
- Hệ thống từ ngữ đa dạng, từ láy giàu sức biểu cảm
- Bút pháp tả cảnh đặc sắc: tả điểm xuyết, vừa gợi vừa tả, tả cảnh ngụ tình.