Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Chọn và khoanh tròn phần trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4.
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Vì sao lão Hạc lại ân hận khi bán chó?
A. Vì lão rất yêu quý nó.
B. Vì lão tự cho mình đã “nỡ tâm lừa nó”.
C. Vì lão đã bán mất một kỉ vật của con.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Nhân vật ông giáo giữ vai trò gì trong truyện Lão Hạc?
A. Nhân vật kể chuyện.
B. Nhân vật chứng kiến câu chuyện.
C. Nhân vật tham gia câu chuyện.
D. Nhân vật được nghe lại câu chuyện.
Câu 3: Một tác phẩm nghệ thuật được đánh giá là kiệt tác khi:
A. Tác phẩm phải rất đẹp.
B. Là tác phẩm độc đáo.
C. Tác phẩm to lớn, quy mô.
D. Vì cuộc sống con người.
Câu 4: Vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá một cách trực tiếp?
A. Vì Xiu muốn tự mình kể lại sự việc đó cho Giôn-xi nghe.
B. Vì nhà văn muốn tạo ra cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ.
C. Vì đó là sự việc không quan trọng.
D. Vì đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước.
Câu 5: (1 điểm)
Đoạn trích: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn... hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” đã được tác giả kết hợp những biện pháp tu từ nào để miêu tả hai cây phong? Giá trị của những phép tu từ đó.
Câu 6: (1 điểm)
Đọc truyện Lão Hạc, ta hiểu gì về nhà văn Nam Cao?
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông Giáo nghĩ: “Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là nghĩa gì?
Câu 2: (4 điểm)
Hãy tưởng tượng ra phản ứng của Giôn-xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuôi cùng và cái chết của cụ Bơ-men rồi viết lại phần kết của câu chuyện.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 - D |
2 - C |
3 - D |
4 - B |
Câu 5:
Đoạn trích: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn... hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” đã được tác giả kết hợp những biện pháp tu từ nào để miêu tả hai cây phong? Giá trị của những phép tu từ đó. |
Phương pháp:
Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây... như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” miêu tả hai cây phong đã được tác giả kết hợp những biện pháp tu từ sau:
- Nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, nói quá.
- Giá trị: Sử dụng các phép tu từ trên thể hiện sự tưởng tượng kì diệu, phong phú của tác giả, viết về hai cây phong bằng tất cả tình yêu thương nồng hậu. Hai cây phong có một sức sống vô cùng mãnh liệt, biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của con người thảo nguyên.
Câu 6: (1 điểm)
Đọc truyện Lão Hạc, ta hiểu gì về nhà văn Nam Cao? |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện và thông tin về tác giả tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Đọc truyện Lão Hạc, người đọc hiểu nhà văn Nam Cao:
- Là người đồng cảm với cảnh đời, số phận của người nông dân nói chung và lão Hạc nói riêng, chia sẻ với nỗi đau khổ của nhân vật.
- Ông thấy được và ca ngợi những nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của người nông dân: nhân hậu, giàu tình thương yêu, giàu lòng tự trọng.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1:
Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông Giáo nghĩ: “Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là nghĩa gì? |
Phương pháp:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ: “Không, cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. “Nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là:
- Vì người tốt như lão Hạc không có đất dung thân. Chỉ có cái chết mới có thể bảo toàn nhân phẩm của mình.
- Xã hội không có tình người đã bức bách con người, dồn người nông dân đến bước đường cùng, không có lối thoát.
Câu 2: (4 điểm)
Hãy tưởng tượng ra phản ứng của Giôn-xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ-men rồi viết lại phần kết của câu chuyện. |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện và tưởng tượng
Lời giải chi tiết:
* Yêu cầu cần đạt:
- Hình thức: Viết dưới dạng đoạn văn ngắn, theo thể tự sự có sáng tạo.
- Nội dung: Tưởng tượng ra phản ứng của Giôn-xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ-men rồi viết lại phần kết của câu chuyện.
Lưu ý: Phần viết phải phù hợp với câu chuyện.