Đề bài

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 1,0 điểm)

Câu 1.  Văn bản Tức nước vỡ bờ được trích từ tác phẩm nào, của ai?

A. Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)

B. Tôi đi học (Thanh Tịnh)

C. Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

D. Lão Hạc (Nam Cao)

Câu 2. Văn bản này được viết theo thể loại nào?

A. Tiểu thuyết                B. Truyện ngắn

C. Hồi kí                        D. Tuỳ bút

Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản này là:

A. Chị Dậu                     B. Cái Tí

C. Cai lệ                         D.Anh Dậu

Câu 4. Từ nào có thể điền vào những chỗ trống trong câu văn “Vừa nói hắn vừa…luôn vào ngực chị Dậu mấy ... rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.”?

A. đấm              B. thụi

C. tát                 D. bịch

Câu 5. Qua sự miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau về mặt nhân cách?

A. Cùng bất nhân, tàn ác

B. Cùng là nông dân

C. Cùng làm tay sai

D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu

Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “hầm hè ” trong câu văn “Cai lệ giọng vẫn hầm hè. ” như thế nào?

A. Thái độ coi thường đối phương

B. Tỏ vẻ ra oai để uy hiếp tinh thần đối phương

C. Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự

D. Lối nói ngang bướng, gàn dở

Câu 7. Khi anh Dậu khuyên can, chị Dậu đã trả lời “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Theo em, câu nói đó thể hiện thái độ gì?

A. Thái độ phẫn uất

B. Thái độ kiêu căng

C. Thái độ không chịu khuất phục

D. Thái độ bất cần

Câu 8. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng cách nào?

A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật

B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ

C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia

D. Không dùng cách nào trong ba cách trên

Câu 9. Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

A. Vì chị là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay

C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những nét phẩm chất vô cùng trong sáng

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến

Câu 10. Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích?

A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả

B. Quy luật tất yếu của đời sống là: có áp bức là có đấu tranh

C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ

D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và mất hết nhân tính

Lời giải chi tiết

1 - C

2 - A

3 - A

4 - D

5 - A

6 - C

7 - C

8 - B

9 - C

10 - B

soanvan.me