Đề bài
Câu 1. Trình bày đôi nét về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương. (3,0 điểm)
Câu 2. Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ: (7,0 điểm)
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Tế Hanh, Quê hương)
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Trình bày đôi nét về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương. |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Trình bày đôi nét về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
- Tế Hanh (1921 – 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển Quảng Ngãi.
- Tế Hanh thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ mới. Đề tài quen thuộc của ông trước cách mạng là tình yêu và cảnh sắc làng quê. Tình yêu được thần thánh hoá và không thoát ra khỏi nẻo đường nhỏ hẹp chán nản. Nhưng phần sâu đậm trong thơ ông lại dành cho quê hương đất nước. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996), ...
- Quê hương là nguồn cảm hứng lón trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài “Quê hương” là sự mở đầu. Bài thơ rút ra từ tập “Nghẹn ngào” (1939), sau được in lại trong tập “Hoa niên”, xuất bản năm 1945.
Tác phẩm chính: các tập thơ “Hoa niên” (1945), “Gửi miền Bắc” (1955), “Tiếng sóng” (1960), …
Câu 2
Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... |
Phương pháp:
Đọc và xác định các biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ trong hai câu thơ: so sánh và nhân hoá.
- Phân tích giá trị nghệ thuật:
+ Sự liên tưởng độc đáo của tác giả khiến cho cánh buồm quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp bất ngờ, lãng mạn, thơ mộng, lớn lao và thiêng liêng hơn. Cánh buồm đã trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài, quê hương của Tế Hanh.
+ Nhờ có các biện pháp nghệ thuật ấy mà nhà thơ Tế Hanh đã vẽ được chính xác cái hình và cảm nhận tinh tế cái hồn của sự vật.
Nguồn: Sưu tầm