Đề bài
PHÒNG GD & ĐT TP QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THCS NGHĨA ĐÔNG ............ |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2019 - 2020 Môn: Ngữ văn - lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
(Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
Câu 3. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” thuộc kiểu câu gì?
Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan.
Câu 2. (5.0 điểm)
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (Ngữ văn 8, tập II, SGK), hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
……………Hết……………
Lời giải chi tiết
Phần I
Câu 1.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? |
Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó
Cách giải:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 2.
Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ. |
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Câu 3.
Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” thuộc kiểu câu gì? |
Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó
Cách giải:
Cách thực hiện hành động nói của các câu trên:
- Câu (2): Hỏi.
- Câu (4): Khuyên bảo.
Câu 4.
Nêu nội dung chính của bài thơ. |
Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó
Cách giải:
- Nội dung chính: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hào hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn nên dù trong gian khổ, người vẫn cảm thấy vui.
Phần II
Câu 1.
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan. |
Phương pháp:
- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.
Cách giải:
- Về kĩ năng:
+ Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Đoạn văn đáp ứng hình thức, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.
- Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần lạc quan.
+ Giải thích: Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra
+ Ý nghĩa của tinh thần lạc quan:
. Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
. Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
. Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
. Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc+ Dẫn chứng:
. Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
. Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống.
. Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình.
+ Biểu hiện của tinh thần lạc quan:
. Luôn yêu đời, tươi cười dù có chuyện gi xảy ra.
. Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gi xảy ra.
+ Liên hệ và bài học: luôn lạc quan, mạnh mẽ đối mặt với mọi thứ để có một cuộc sống lành mạnh, chất lượng hơn.
Câu 2.
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (Ngữ văn 8, tập II, SGK), hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. |
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, …) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
*Cách giải:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu nội dung:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: mối quan hệ giữa “học” và “hành” từ tác phẩm Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
II. Thân bài
1. Giải thích
a. Học là gì?
- Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, ….
- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống, ….
- Những người không có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
c. Học và hành có mối quan hệ thế nào?
- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.
- Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao.
2. Lợi ích của học và hành
- Hiệu quả trong học tập.
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
- Học sẽ không bị nhàm chán.
3. Phê phán lối học sai lầm
Trong tác phẩm Bàn luận về phép học, tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã phê phán những lối học sai lầm:
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc
4. Bình luận
- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
- Nêu cách học của mình
- Thường xuyên vận dụng cách học này
- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Liên hệ bản thân
- Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho mình ngày một tiến bộ hơn.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.