Đề bài
Câu 1.(3 điểm)
Hãy tìm từ toàn dân tương ứng với từ địa phương Nam Bộ: trái, thơm, khoai mì, ghe, xui, rầy, đánh lộn.
Câu 2.(3 điểm)
Xác định những biệt ngữ xã hội sử dụng trong những ví dụ sau:
a. Bài kiểm tra toán, Hoà bị trứng còn Nam bị gậy.
b. Trong trận đấu bóng đá giữa đội X và đội Y, cầu thủ Chiến đã đốn ngã cầu thủ Thắng.
c. Thủ môn đội Y phải vào lưới nhặt bóng hai lần.
d. Cũng trong trận này, đội Y đã bị thủng lưới hai bàn.
Câu 3. (4 điểm)
Tìm ba ví dụ về ca dao hoặc thơ có sử dụng từ địa phương (gạch chân dưới những từ đó).
Lời giải chi tiết
Câu 1. (3 điểm)
Hãy tìm từ toàn dân tương ứng với từ địa phương Nam Bộ: trái, thơm, khoai mì, ghe, xui, rầy, đánh lộn. |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ địa phương
Lời giải chi tiết:
Những từ toàn dân tương ứng với từ địa phương Nam Bộ: trái - quả, thơm -dứa, khoai mì - khoai sắn, ghe - thuyền, xui - không may, rầy - la, đánh lộn - đánh nhau.
Câu 2. (3 điểm)
Xác định những biệt ngữ xã hội sử dụng trong những ví dụ sau: a. Bài kiểm tra toán, Hoà bị trứng còn Nam bị gậy. b. Trong trận đấu bóng đá giữa đội X và đội Y, cầu thủ Chiến đã đốn ngã cầu thủ Thắng. c. Thủ môn đội Y phải vào lưới nhặt bóng hai lần. d. Cũng trong trận này, đội Y đã bị thủng lưới hai bàn. |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về biệt ngữ xã hội
Lời giải chi tiết:
Những biệt ngữ xã hội sử dụng trong những ví dụ là:
a. Trứng (không), gậy (một).
b. Đốn ngã (xô ngã).
c. Lưới (khung thành).
d. Thủng lưới (bị vào bóng).
Câu 3. (4 điểm)
Tìm ba ví dụ về ca dao hoặc thơ có sử dụng từ địa phương (gạch chân dưới những từ đó). |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ địa phương
Lời giải chi tiết:
Tìm ví dụ về ca dao hoặc thơ có sử dụng từ địa phương.
Ví dụ:
- “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.
(Ca dao)
- “Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được!”
(Thăm lúa - Trẫn Hữu Thung)