Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Học sinh chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Dòng nào chỉ gồm những từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ vẻ đẹp của người mẹ?
A. Khóc, sụt sùi, nước mắt, nức nở.
B. Gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, cánh tay, khuôn miệng.
C. Tươi sáng, xinh xắn, thơm tho, tươi đẹp, mịn, trong.
D. Còm cõi, xơ xác, chầm chậm, sung túc.
Câu 2: Từ “Bầm” (đổng nghĩa với từ "mẹ") là từ địa phương của miền nào?
A. Phú Thọ
B. Miền Trung
C. Miền Nam
D. Miền Bắc
Câu 3: Nguyễn Trãi dùng biện pháp tu từ nào trong hai câu: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn”?
A. Nhân hoá, nói quá
B. Hoán dụ, nói quá
C. Chơi chữ, nói quá
D. Điệp ngữ, nói quá
Câu 4: Hãy xếp các từ sau theo thứ tự cấp độ khái quát từ cao xuống thấp: Bánh xe, xe, xe đạp, phương tiện.
Câu 5: Câu văn “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy...”thuộc loại câu nào?
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu ghép có từ nối
D. Câu ghép không có từ nối
Câu 6: Từ “thì” trong câu thơ: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi” thuộc loại từ nào?
A. Quan hệ từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Tình thái từ
Câu 7: Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 8: Trong số các câu sau đây, câu nào có chứa thán từ?
A. Ngày mai con chơi với ai?
B. Con ngủ với ai?
C. Khốn nạn thân con thế này!
D. Trời ơi!
Câu 9: Quan hệ từ được in đậm trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nào?
Nếu là chim, tôi sẽ là loại bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
A. Quan hệ nguyên nhân
B. Quan hệ mục đích
C. Quan hệ điều kiện
D. Quan hệ nhượng bộ
Câu 10: Từ nào có thể thay thế cho từ “bịch” trong câu: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu”?
A. Đấm B. Đá
C. Tát D. Đánh
II. PHẦN TỰLUẬN: (5 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình sau:
“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”.
(Tế Hanh)
Câu 2:(3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 dòng), chủ đề: Mùa đông xứ Huế, trong đó có sử dụng hai câu ghép.
Lời giải chi tiết
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
1 - C |
2 - B |
3 - D |
5 - D |
6 - B |
7 - B |
8 - D |
9 - C |
10 - A |
|
Câu 4: Sắp xếp theo thứ tự cấp độ khái quát từ cao xuống thấp: Phương tiện, xe, xe đạp, bánh xe.
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 1:
Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình sau: “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”. (Tế Hanh) |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh
Lời giải chi tiết:
Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn thơ sau:
“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”.
(Tế Hanh)
- Từ tượng thanh: Ríu rít: Âm thanh của tiếng chim nghe vui tai gợi lên kí ức về tuổi thơ.
- Từ tượng hình: Chập chờn: trạng thái khi ẩn khi hiện.
⟶ Gợi đến những kỉ niệm tuổi thơ với dòng sông quê hương.
Câu 2:
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 dòng), chủ đề: Mùa đông xứ Huế, trong đó có sử dụng hai câu ghép. |
Phương pháp:
Viết đoạn văn theo chủ đề cho trước, chú ý sử dụng hai câu ghép
Lời giải chi tiết:
Mùa đông xứ Huế đặc biệt hơn so với các xứ khác trên mảnh đất Việt xinh đẹp này. Không giống như mùa đông hanh hao của Hà Nội, Huế vào đông ẩm ướt và tình đến lạ. Đặc trưng của mùa đông Huế là những cơn mưa, xối xả, dầm dề. Những chiếc ô không thể chịu được sức gió nên áo mưa thường là lựa chọn hàng đầu khi mùa đông đến. Hình ảnh những chiếc áo mưa nhiều màu di động khắp phố phường mờ sương đã trở thành sự tò mò thích thú trong khoảnh khắc đầu tiên đặt chân đến cố đô.