Đề bài
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 1,0 điểm)
Câu 1. Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu chia vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu
B. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu
C. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu
D. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu
Câu 2. Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng nối các vế trong câu ghép?
A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân
B. Quan hệ từ chỉ điều kiện
C. Quan hệ từ chỉ cách thức
D. Quan hệ từ chỉ mục đích
E. Quan hệ từ chỉ sự nhượng bộ
Câu 3. Cho hai câu đơn: Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lí về mặt ý nghĩa?
A. Mẹ đi làm còn em đi học.
B. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
C. Mẹ đi làm, em đi học.
D. Mẹ đi làm và em đi học.
Câu 4. Quan hệ nghĩa giữa hai vế trong câu ghép: Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. (Vũ Bằng) là quan hệ gì?
A. Đồng thời
B. Tương phản
C. Nối tiếp
D. Lựa chọn
Câu 5. Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Câu 6. Dòng nào sau đây nói đúng nhất định nghĩa về câu ghép?
A. Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên
B. Câu ghép là câu chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt, các kết cấu chủ vị còn lại được bao chứa trong kết cấu chủ vị nòng cốt
C. Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên, chúng bao chứa lẫn nhau
D. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị được gọi là một vế câu
Câu 7. Các vế của câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
(Ai-ma-tốp, Hai cây phong)
A. Dấu phẩy
B. Cặp quan hệ từ
C. Tình thái từ
D. Cặp phó từ hô ứng
Câu 8. Dòng nào chỉ ra điểm giống nhau đầy đủ nhất trong những câu sau đây?
- U van Dần, u lạy Dần!
- Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
- Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
A. Đều là câu ghép
B. Đều là câu ghép có hai vế câu
C. Đều là câu ghép có hai vế câu không dùng từ nối
D. Đều là câu ghép có hai vế câu dùng từ nối
Câu 9. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Bắt đầu hắn chửi trời rồi hắn chửi đời.
B. Rồi hắn cúi xuống, tần ngần ngắm nghía.
C. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
Câu 10. Câu: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” không phải là câu ghép, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Lời giải chi tiết
1 - B |
2 - C |
3 - B |
4 - A |
5 - B |
6 - D |
7 - B |
8 - C |
9 - B |
10 - B |
soanvan.me