Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất:
Câu 1: Câu nghi vấn sau đây được dùng để làm gì?
“Cậu có thể kể cho tớ nghe nội dung bộ phim Hoàng Cung mà cậu vừa xem được không?”
A. Hỏi.
B. Khẳng định.
C. Cầu khiến.
D. Phủ định.
Câu 2: Câu văn dưới đây thuộc kiểu câu nào?
- Chúc các anh lên đường may mắn!
A. Câu cảm thán.
B. Câu nghi vấn.
C. Câu trần thuật.
D. Câu cầu khiến.
Câu 3: Nối câu trần thuật ở cột A với từ ngữ thể hiện mục đích nói ở cột B sao cho phù hợp:
A |
B |
1. Xin lỗi, mình bận quá không đến được |
a. Xin lỗi |
2. Mình cảm ơn cậu rất nhiều |
b. Hứa hẹn |
3. Mình sẽ cho cậu mượn cuốn Cho một khởi đầu mới mà mình mới mua. |
c. Chúc mừng |
4. Mình xin chúc mừng nhà văn nhí. |
d. Cam đoan |
5. Xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn. |
e. Cảm ơn |
Câu 4: Câu văn nào dưới đây không phải là câu phủ định bác bỏ?
A. Đẹp gì mà đẹp!
B. Cái áo này không đẹp.
C. Cái áo này mà đẹp à?
D. Áo này đẹp hả ?
Câu 5: Câu “Cuộc đời cách mạng thật là sang” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu trần thuật.
B. Câu nghi vấn.
C. Câu cầu khiến.
D. Câu cảm thán.
Câu 6: Hành động nói là gì?
A. Là vừa hoạt động vừa nói.
B. Là việc làm cụ thể của con người nhăm một mục đích nhất định.
C. Là lời nói nhằm thúc đẩy hành động.
D. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Câu 7: Đọc: Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:
- Con thử xem trong giỏ có còn gì không?
Câu nói của Bụt thực hiện hành động nói gì?
A. Hỏi
B. Trình bày
C. Hứa hẹn
D. Điều khiển
Câu 8: Thế nào gọi là “nói tranh lượt lời”?
A. Khi nói người đối thoại đã kết thúc lượt lời.
B. Nói khi được chủ tọa chỉ định.
C. Nói ngang lời người khác, khi người ấy chưa kết thúc lượt lời.
D. Nói xen vào sau khi đã xin lỗi người đối thoại và được người đối thoại đồng ý.
II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điềm)
Câu 1: (1 điểm)
Tại sao nhà thơ Nguyễn Du lại diễn đạt câu thơ theo cách sắp xếp sau:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
(Truyện Kiều)
Câu 2: (2 điểm)
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây:
a. “Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” (Tố Hữu).
b. “Người ta khinh y, vợ y khinh y, chính y sẽ khinh y” (Nam Cao).
Câu 3: (3 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) chủ đề: sắc xuân, trong đó có sử dựng: câu trần thuật, câu cầu khiến và câu phủ định thích hợp.
Lời giải chi tiết
1 - C |
2 - A |
4 - D |
5 - A |
6 - C |
7 - D | 8 - C |
Câu 1:
Tại sao nhà thơ Nguyễn Du lại diễn đạt câu thơ theo cách sắp xếp sau: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. (Truyện Kiều) |
Phương pháp:
Đọc và lí giải dụng ý của tác giả
Lời giải chi tiết:
Nhà thơ Nguyễn Du diễn đạt câu thơ theo sự sắp xếp trên nhằm mục đích: nhấn mạnh nỗi đau của người phụ nữ: “Đau đớn thay phận đàn bà”.
Câu 2:
Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu sau đây: a. “Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” (Tố Hữu). b. “Người ta khinh y, vợ y khinh y, chính y sẽ khinh y” (Nam Cao). |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong các câu:
a. Trật tự đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm.
b. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói, thể hiện thứ tự kể theo chiều tăng tiến nhất định của trạng thái cảm xúc.
Câu 3:
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) chủ đề: sắc xuân, trong đó có sử dựng: câu trần thuật, câu cầu khiến và câu phủ định thích hợp. |
Phương pháp:
Nêu suy nghĩ về chủ đề trên. Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 10 dòng, có sử dụng câu trần thuật, câu cầu khiến và câu phủ định
Lời giải chi tiết:
Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta thêm một tuổi mới. Chúng ta ai cũng thích mùa xuân nhỉ? Mùa xuân là mùa Tết, là mùa của một năm mới đến, bỏ qua hết những không vui của năm trước để chuẩn bị đón những điều tốt đẹp ở một năm mới. Những ngày xuân không ai nỡ buồn, không ai nỡ buông lời không hay mà mọi người đều tươi vui, và gửi nhau những lời chúc tốt đẹp.
Nguồn: Sưu tầm