PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỊ XÃ PHÚ MỸ

...........

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: NGỮ VĂN 8

....................

Thời gian làm bài: 90 phút

Ngày kiểm tra: 18 tháng 12 năm 2019

 

 

I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

            “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”

(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1.0 điểm)

            Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1.0 điểm)

            Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.

Câu 3 (1.0 điểm)

            Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.

Câu 4 (1.0 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.

II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)

            Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.

..................................HẾT.........................

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

Phần

Nội dung

Đọc hiểu

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ vào nội dung đoạn trích

Cách giải:

- Trích từ văn bản: Lão Hạc

- Tác giả: Nam Cao

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ tượng hình, từ tượng thanh

Cách giải:

- Từ tượng thanh: hu hu

- Từ tượng hình: co rúm, nghẹo, móm mém.

Câu 3:

Phương pháp: căn cứ vào kiến thức cau ghép

Cách giải:

- Phân tích cấu tạo:

Cái đầu lão// ngoẹo về một bêncái miệng móm mém của lão// mếu như con

    CN1                      VN1                                 CN2                                VN2

 nít.

- Quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời.

Câu 4:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung: 

- Tại sao chúng ta phải yêu thương vật nuôi trong gia đình:

+ Vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta vui nhộn, nhiều màu sắc hơn.

+ Chúng biết giúp ích cho cuộc sống của chúng ta: giữ nhà (con chó), bắt chuột (con mèo), cung cấp thực phẩm (gà, lợn…).

+ Yêu thương động vật còn là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu, sau này mở rộng ra là tình yêu thương bè bạn, gia đình và những người xung quanh.

- Liên hệ với bản thân.

Tập làm văn

Phương pháp: so sánh, phân loại, phân tích

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn thuyết minh.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung: 

I. MỞ BÀI

Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời.

- Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

- Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2. Hình dáng: Hình chóp

3. Các nguyên liệu làm nón:

- Mo nang làm cốt nón

- Lá cọ để lợp nón

- Nứa rừng làm vòng nón

- Dây cước, sợi guột để khâu nón

- Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

4. Cách làm

- Đầu tiên là chọn lá.

- Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc.

- Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách.

- Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc phải tròn không chấp, không gợn.

- Nón có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm

- Người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu 

- Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay.

- Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

5. Phân loại

- Nón ba tầm làm cho các cô gái, nón nhọn, nón chóp cho đàn ông.

- Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển.

6. Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

7. Ý nghĩa

- Là vật dụng làm duyên của người con gái Việt Nam cùng với tà áo dài thướt tha.

- Là vật dụng cần thiết và hữu ích cho con người: che nắng, che mưa,...

III. KẾT BÀI

- Chiếc nón lá từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam.

- Đây là hình ảnh đẹp của văn hóa dân tộc, cần gìn giữ và quảng bá khắp nơi.

 soanvan.me