Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí 

B. Truyện ngắn

C. Văn nghị luận

D. Tùy bút

Câu 2: Đoạn trích Trong lòng mẹ được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Người kể ở đây là ai?

A. Bà cô 

B. Chú bé Hồng.

C. Mẹ của chú bé Hồng. 

D. Người họ nội của chú bé Hồng.

Câu 4: Dòng nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ?

A. Giàu chất trữ tình.

B. Sử dụng nghệ thuật châm biếm.

C. Sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc.

D. Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

Câu 5: Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hiểu gì về bé Hồng?

A. Là một chú bé đầy khổ đau, mất mát.

B. Là một chú bé tinh tế, nhạy cảm.

C. Là một chú bé có tình yêu mẹ vô bờ bến.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 6: Dòng nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố?

A. Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc.

B. Sử dụng các biện pháp tu từ.

C. Xây dựng được các nhân vật điển hình.

D. Mỗi nhân vật có những ngôn ngữ riêng đặc sắc.

Câu 7: Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can:

“Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...”thể hiện điều gì?

A. Thái độ kiêu căng.

B. Thái độ bất cần.

C. Thái độ không chịu khuất phục.

D. Cả A, B, c đều đúng.

Câu 8: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, nhà văn Ngô Tất Tố muốn gửi gắm tư tưởng gì?

A. Người nông dân có sức mạnh quật cường.

B. Quy luật tất yếu của cuộc sống: “Có áp bức là có đấu tranh”.

C. Bọn tay sai là nhừng kẻ bất nhân.

D. Nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội.

Câu 9: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thế loại nào?

A. Truyện dài.

B. Truyện vừa.

C. Truyện ngắn.

D. Tiểu thuyết.

Câu 10: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?

A. Số phận đau thương của người nông dân.

B. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người,

C. Phẩm chất cao quý của người nông dân.

D. Cả ba ý trên.

Câu 11: Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện các yếu tố nào trong tác phẩm?

A. Số phận đau thương của những nông dân nghèo trong xã hội phong kiến.

B. Phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ, cao qúy ở họ.

C. Thái độ yêu thương và trân trọng trước số phận đau thương người nông dân nghèo trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý của họ.

D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lý tài tình..

Câu 12: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì?

A. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến.

B. Là bằng chứng cảm động về tình cha con cao quý.

C. Thể hiện lòng tự trọng cao cả của lão Hạc.

D. Cả ba ý trên.

Câu 13: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của văn bản Trong lòngmẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc?

A. Giá trị hiện thực 

B. Giá trị nhân đạo

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 14: Dòng nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bản diêm?

A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm.

B. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo,

C. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội không có tình người.

D. Cả ba ý trên.

Câu 15: Các mộng tưởng của em bé diễn ra qua các lần quẹt diêm theo trật tự nào sau đây?

A. Lò sưởi, bàn ăn, cầy thông Nô-en, hai bà cháu bay đi, người bà.

B. Người bà, hai bà cháu bay đi, cây thông Nô-en, bàn ăn, lò sưởi.

C. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi.

D. Bàn ăn, lò sưởi, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi.

Câu 16: Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men”, vì:

A. Được vẽ y hệt.

B. Đem lại niềm tin, sự sống cho Giôn-xi.

C. Cụ Bơ-men nghĩ thế.

D. Chiếc lá rất đẹp.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1:(2 điểm)

Phân tích ý nghĩa hình tượng ngọn lửa của những que diêm trong truyện Cô bé bán diêm.

Câu 2:(4 điểm)

Hãy nêu đủ tên các nhân vật trong bốn văn bản văn học nước ngoài đã học. Chọn và nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về một trong những nhân vật ấy.

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

1 - B

2 - A

3 - B

4 - B

5 - D

6 - B

7 - C

8 - B

9 -C

10 - D

11 - C 12 - D

13 - C

14 - D

15 - C

16 - B

   

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1:

Phân tích ý nghĩa hình tượng ngọn lửa của những que diêm trong truyện Cô bé bán diêm.

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung truyện, đặc biệt là chi tiết quẹt diêm của cô bé bán diêm

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa hình tượng ngọn lửa của những que diêm trong truyện Cô bé bán diêm:

- Hình tượng ngọn lửa sáng lấp lánh trong câu chuyện đem đến những giấc mơ kì diệu cho em bé.

- Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương yêu của bố mẹ và mọi người.

- Ngọn lửa đã đưa em đến với người bà yêu thương để rồi hai bà cháu cùng bay lên với Thượng đế.

- Hình tượng ngọn lửa sáng ngời vẻ đẹp nhân văn, thể hiện cái nhìn cảm thông, trân trọng, ngợi ca của tác giả về nỗi bất hạnh, về ước mơ và những khát khao của trẻ em.

- Gửi đến mọi người thông điệp: hãy biết san sẻ tình thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ.

Câu 2:

Hãy nêu đủ tên các nhân vật trong bốn văn bản văn học nước ngoài đã học. Chọn và nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về một trong những nhân vật ấy.

Phương pháp:

Nhớ lại các văn bản nước ngoài đã được học

Lời giải chi tiết:

Học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

1. Nêu tên các nhân vật trong bốn văn bản văn học nước ngoài đã học:

Cô bé bán diêm của An-đéc-xen: Nhân vật cô bé bán diêm, người bố của cô bé.

Đánh nhau với cối xay gió, trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê của Xec-van-tex: Nhân vật Đôn Ki-hô-tê, Xan-trô Pan-xa.

Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri: Nhân vật Giôn-xi, Xiu và bác Bơ-men

- Đoạn trích Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma- tôp): Nhân vật chính là người kể chuyện xưng “tôi” (một hoạ sĩ).

2. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về một trong những nhân vật ấy.

Cần đáp ứng yêu cầu sau:

Nêu cảm nhận của em về:

- Hoàn cảnh sống của nhân vật.

- Hình thức cũng như đặc điểm, hành động của nhân vật.

- Tình cảm, ước mơ và những khát khao của nhân vật.

- Nhân vật đã gieo vào lòng em ấn tượng khó quên:

+ Về nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ: Nhân vật cô bé bán diêm.

+ Về một hiệp sĩ sống trong ảo tưởng, hão huyền: Nhân vật ĐônKi-hô-tê.

+ Về sự hi sinh quên mình vì người khác: Nhân vật bác Bơ-men

+ Về tình yêu quê hương sâu đậm: Người hoạ sĩ.

* Lưu ý: Hướng đến sự lựa chọn nhân vật chính của truyện.