Đề bài
Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 1,0 điểm).
Câu 1. Tự sự là gì?
A. Là nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của mình đối với thế giới xung quanh
B. Là văn được viết ra nhằm xác định cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó
C. Là dùng lời văn của mình giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, con người, phong cảnh
D. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
Câu 2. Tóm tắt văn bản tự sự là như thế nào?
A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong tác phẩm một cách cụ thể
C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn
D. Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó
Câu 3. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Văn bản tóm tắt phải sáng tạo hơn nội dung của văn bản gốc
B. Văn bản tóm tắt phải dài hơn văn bản gốc
C. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn và trung thành với nội dung của văn bản gốc
D. Phải phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản gốc
Câu 4. Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?
A. Thánh Gióng
B. Lão Hạc
C. Ý nghĩa văn chương
D. Thạch Sanh
Câu 5. Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt theo lời văn của mình
A. (3) - (1) - (2) - (4)
B. (3) - (2) - (1) - (4)
C. (4) - (2) - (1) - (3)
D. (1) - (2) - (3) - (4)
♦ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (từ 6 đến 10):
“Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại.”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 6. Đoạn văn được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ ba số ít
D. Ngôi thứ ba số nhiều
Câu 7. Đoạn văn kể về sự việc nào?
A. Ông giáo kể về nỗi buồn khi mất con chó.
B. Lão Hạc kể lại niềm vui của con chó khi được cho ăn.
C. Ông giáo kể lại sự viêc con chó Vàng bị bắt.
D. Lão Hạc kể lại việc lừa bán con chó Vàng.
Câu 8. Các yếu tố miêu tả “tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên” trong đoạn văn có tác dụng gì?
A. Làm rõ hành động của nhân vật
B. Làm rõ cảm xúc của tác giả trước sự việc
C. Làm rõ ý nghĩa của sự việc
D. Làm rõ hình dáng của nhân vật
Câu 9. Đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên?
A. Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về.
B. Khốn nạn... Ông giáo ơi!...
C. Tôi cho nó ăn cơm.
D. Thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó.
Câu 10. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự day dứt, ăn năn của lão Hạc khi lừa bán con chó Vàng
B. Thể hiện sự tiếc nuối của lão Hạc khi bán con chó Vàng với giá rẻ
C. Thể hiện sự bực bội của lão Hạc với thằng Mục, thằng Xiên
D. Thể hiện nỗi buồn của lão Hạc vì thấy mình nghèo túng
Lời giải chi tiết
1 - D |
2 - D |
3 - C |
4 - C |
5 - A |
6 - A |
7 - D |
8 - A |
9 - B |
10 - A |
soanvan.me