PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM ...............
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 ...................... Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
|
1. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích trong văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN TRONG VƯỜN
Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ ở một góc vườn, thân cành trơ trọi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.
(Theo Internet - Những giá trị tinh thần)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: So với trước kia, khu vườn có gì khác khi cây táo đơm hoa, kết trái (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra các từ láy nhưng đồng thời là từ tượng hình trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng chung của các từ tượng hình ấy (1.0 điểm)
Câu 4: Từ đoạn trích trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: Viết đoạn văn thuyết minh (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày công dụng của cây bút bi và cách bảo quản bút bi. (2.0 điểm)
Câu 2: Kể về một người thầy (cô) mà em quí mến (5.0 điểm)
......................Hết.................
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
Phần |
Nội dung |
I |
Câu 1: Phương pháp: căn cứ vào 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ Cách giải: - Phương thức chính: tự sự Câu 2: Phương pháp: căn cứ vào nội dung câu chuyện Cách giải: - So với trước kia, khu vườn tốt tươi, rực rỡ, màu mỡ hơn khi cây táo đươm hoa, kết trái. Câu 3: Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ láy và từ tượng hình Cách giải: - Từ láy – từ tượng hình: lặng lẽ, trơ trọi, tròn tròn. - Tác dụng: gợi tả được hình ảnh của cây táo một cách cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. Câu 4: Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: Từ đoạn trích trong văn bản trên, ta thấy vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể là rất quan trọng. Mỗi cá nhân là một ý kiến, một khả năng, một đóng góp riêng bởi vậy cần trân trọng những màu sắc riêng đó, để làm nên một tập thể hoàn hảo, nhiều màu sắc. |
II |
Câu 1: Phương pháp: phân loại, phân tích Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu đoạn văn thuyết minh. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung: - Giới thiệu đối tượng thuyết minh: cây bút bi. - Công dụng: + Rất tiện lợi vì tính viết nhanh gọn, không phải bơm mực, màu mực ra đều. + Rất sạch sẽ, không dây ra các đồ vật xung quanh. + Là người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người. - Cách bảo quản: + Ngòi bút là phần quan trọng nên khi dùng xong nên bấm ngòi thụt vào tránh rơi gây vỡ, gai ngòi bút. + Khi dùng xong nến xếp ngay ngắn những chiếc bút bi vào hộp bút của mình để tránh rơi vỡ, hư bút. Tổng kết. Câu 2: Phương pháp: kể, tả. Cách giải: *Phương pháp: Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự. * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề từ bao quát đến chi tiết và đáp ứng đủ các nội dung: I. Mở bài: - Giới thiệu thầy/ cô giáo mà em mến - Cô giáo em mến năm nay bao nhiêu tuổi - Nhà cô ở đâu - Gia đình cô thế nào 2. Kể chi tiết về thầy/ cô giáo mà em yêu mến - Vóc dáng, thân hình - Thầy/ cô thường mặc trang phục gì, trông thế nào - Thầy/ cô có gương mặt trông thế nào - Mái tóc, đôi mắt… b. Kể về tính tình của thầy/ cô - Thân thiện, hiền hòa… - Yêu thương học sinh - Qúy mến tất cả mọi người c. Kể về hành động của thầy/ cô giáo mà em quý mến - Luôn giúp đỡ mọi người - Quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tí - Hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sống - Đôi khi thầy/ cô trách mắng tụi em nhưng đó là vì thầy cô thương chúng em d. Kể về kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô. III. Kết bài: nêu cảm nghĩ và tình cảm của em về cô giáo mà em quý mến. |
soanvan.me