Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 11 bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu 1.  Thế nào là trường từ vựng?

A. Là tập hợp những từ có chung cách phát âm

B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại

C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa

D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc

Câu 2. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí?

A. Vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa, phơi phới

B. Thất thểu, lò dò, chổm hổm, chập chững, rón rén

C. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách

D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích

Câu 3. Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

A. Tự sự và nghị luận

B. Miêu tả và nghị luận

C. Tự sự và miêu tả

D. Nghị luận và biểu cảm

Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ?

A. Những tên khổng lồ nào cơ?

B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đây ư!

C. Giúp tôi với, lạy Chúa!

D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.

Câu 5. Từ chỉ tình thái được in đậm trong câu “Giúp tôi với, lạy Chúa!”, thuộc nhóm nào và có ý nghĩa gì?

A. Tình thái từ cầu khiến thể hiên sự bắt buộc của người nói với người khác để làm một việc gì đó cho mình.

B. Tình thái từ cảm thán biểu thị sự thuyết phục của người nói đối với một người khác để làm một việc gì đó cho mình.

C. Tình thái từ cầu khiến thể hiện yêu cầu tha thiết của người nói về việc muốn người khác làm một việc gì đó cho mình.

D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm thể hiện sự sợ hãi của người nói.

Câu 6. Nói quá là gì?

A. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau

B. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng

D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác

Câu 7. Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá?

A. Chẳng tham nhà ngói ba toà - Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.

B. Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng.

C. Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

D. Miệng cười như thể hoa ngâu - Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Câu 8. Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của nói quá?

A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật hiện tượng được nói đến trong câu

B. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói

C. Để cho người nghe thấm thìa được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc

D. Để nhấn mạnh gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng được nói đến trong câu

Câu 9. Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu sau:

    Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

    Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

(Tố Hữu, Bác ơi!)

A. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ

B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ

C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ

D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ

Câu 10. Nói giảm, nói tránh là gì?

A. Là phương tiện tu từ làm tăng, làm mạnh một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến

B. Là một biện pháp tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng bằng sự mô tả những dấu hiệu của nó

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng

D. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

Câu 11. Ý kiến nào nói đúng mục đích của nói giảm, nói tránh?

A. Để bộc lộ thái độ tình cảm của người nói

B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

C. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc

D. Để nhấn mạnh gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng

Câu 12. Chọn từ ở cột A điển vào chỗ trống trong câu ở cột B, để được các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? (1,0 điểm, mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

A

B

1. phúc hậu

a) Anh ấy ... khi nào?

2. hiếu thảo

b) Em đi chơi nhiều như vậy.

3. hi sinh

c) Bà ta không được…cho lắm!

4. không nên

d) Cậu nên ... với bạn bè hơn!

5. hoà nhã

e) Nó không phải là đứa ... với cha mẹ!

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. Cho bài ca dao sau: (4,0 điểm)

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

 Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

 (Ca dao)

a. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong bài ca dao.

b. Viết đoạn văn phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong bài ca dao trên.

Câu 2. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc (Nam Cao. Lão Hạc) có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. (2,0 điểm)

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1 - C

2 - D

3 - C

4 - D

5 - C

6 - C

7 - B

8 - D

9 - C

10 - D

11 - B

 

Câu 12: 1 - c, 2 - e, 3 - a, 4 - b, 5 - d.

II. TLUẬN

Câu 1. 

a. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong bài ca dao.

b. Viết đoạn văn phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong bài ca dao trên.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

a. Từ tượng thanh: thánh thót; các phép tu từ: so sánh, nói quá. 

b. HS cần chỉ ra tác dụng và phân tích bằng một đoạn văn.

+ Làm cho hình ảnh sinh động, tăng giá trị biểu đạt.

+ Các biện pháp tu từ trên góp phần làm nổi bật sự vất vả, lam lũ của người nông dân Việt Nam xưa.

+ Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với chúng ta: hãy biết trân trọng những sản phẩm nông nghiệp có được từ bàn tay lao động của con người.

Câu 2.

Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc (Nam Cao - Lão Hạc) có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. 

Phương pháp:

Nhớ lại chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc, chú ý sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh

Lời giải chi tiết:

          Sự ra đi của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.

Chú thích:

- Biện pháp nói giảm nói tránh: phần gạch chân.