Đề bài

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu1: (1 điểm)

Hoàn chỉnh nội dung cho bảng sau:

Kiểu câu

Tác dụng

Nghi vấn

 

Cảm thán

 

Cầu khiến

 

Trần thuật

 

Câu 2: Điền nội dung để hoàn chỉnh bảng sau: (2 điểm)

Câu văn

Kiểu câu

Hành động nói

Cách thực hiện hành động nói

1. Ôi tuổi trẻ!

 

 

 

2. Hương ạ, con quét nhà giúp me nhé!

 

 

 

3. Đã dậy rồi hả trầu?

 

 

 

4. Thơ là cái đẹp của muôn đời.

 

 

 

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng 0,25 điểm.

Câu 3: Thế nào là hành vi “cướp lời”?

A. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu.

B. Nói tranh lượt lời của người khác.

C. Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời.

D. Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời.

Câu 4: Người cha nói chuyện với người con về công việc gia đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì?

A. Quan hệ tuổi tác.

B. Quan hệ chức vụ xã hội.

C. Quan hệ gia đình.

D. Quan hệ họ hàng.

Câu 5: Khi cô giáo đang giảng bài, một học sinh tỏ ra mình đã hiểu, nói xen vào lời giảng của cô giáo. Trong hội thoại, hành vi đó được gọi là gì?

A. Nói hỗn.          B. Nói leo.

C. Chêm lời.        D. Cướp lời.

Câu 6: Trật tự từ của câu nào góp phần tạo nên tính nhạc cho câu?

A. Lá vàng rơi trên giấy (Vũ Đình Liên).

B. Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát (Tố Hữu).

C. Đầu trò tiếp khách trầu không có (Nguyễn Khuyến).

D. Không có gì quý hơn độc lập tự do (Hồ Chí Minh).

II.PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.

Câu 2: (4 điểm)

Viết đoạn văn ngắn, chủ để: Ngôi trường của tôi (khoảng 10 dòng) có sử dụng các kiểu câu sau: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

Lời giải chi tiết

I.Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1:

Kiểu câu

Tác dụng

Nghi vấn

Dùng để hỏi hoặc bộc lộ sự nghi vấn.

Cảm thán

Dùng để bộc lộ tình cảm, thái độ.

Cầu khiến

Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị.

Trần thuật

Dùng để kể, tả, thông báo, trình bày.

Câu 2:

Thứ tự điền như sau:

Kiểu câu

Hành động nói

Cách thực hiện hành động nói

Cảm thán

Bộc lộ cảm xúc

Trực tiếp

Cầu khiến

Điều khiển

Gián tiếp

Nghi vấn

Hỏi

Trực tiếp

Trần thuật

Trình bày

Trực tiếp

 

3 - B

4 - C

5 - B

6 - B

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về câu phủ định

Lời giải chi tiết:

*Yêu cầu cần đạt:

a. Trình bày khái niệm về câu phủ định:

Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định.

b. Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định:

* "Đầu trò tiếp khách trầu không có

    Bác đến chơi đây ta với ta”.

(Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

* “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

   Dẫu không thanh lịch củng người Tràng An”.

(Ca dao)

* “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

Câu 2:

Viết đoạn văn ngắn, chủ để: Ngôi trường của tôi (khoảng 10 dòng) có sử dụng các kiểu câu sau: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em về chủ đề trên.

Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 10 dòng, có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán

Lời giải chi tiết:

         Trường của em là ngôi trường mới xây dựng vẫn còn thơm mùi sơn mới. Trường gồm có 4 dãy phòng học và một dãy phòng dành cho ban giám hiệu. Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày. Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt. Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học. Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ. 

Nguồn: Sưu tầm