Xin chào các em! Sau đây, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Cha con nghĩa nặng. Văn bản được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 1. Mời các em cùng theo dõi!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Tóm tắt truyện

Truyện kể về cha con của Trần Văn Sửu, một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con nên đã định nhảy sông tự tự.

Những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con.

Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, câu chuyện đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

Câu 2:

Phân tích, làm rõ tình cha con trong đoạn trích:

* Tình cảm của cha đối với con:

  • Dù bỏ đi trong một thời gian rất dài nhưng Trần Văn Sửu vẫn không nguôi nhớ về con.
  • Không quản những hiểm nguy quyết về thăm con, được cha vợ thông báo các con đều ổn định và hạnh phúc, anh vô cùng sung sướng và mãn nguyện.
  • Anh từng có ý định tự tử vì sợ liên lụy đến cuộc sống của các con.

=> Trần Văn Sửu là một người cha tốt, anh yêu thương con, hết lòng lo cho con. Anh không hề nghĩ đến bản thân, có thể làm tất cả mọi thứ để con của mình có cuộc sống hạnh phúc.

* Tình cảm của con đối với cha:

  • Là một thứ tình cảm mạnh mẽ và quyết liệt
  • Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng yêu thương và quý trọng cha
  • Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt của con: Lo lắng, thương cha, sẵn sàng bỏ cả hạnh phúc sắp đến để đuổi theo cha, lo cho cha, nhất quyết không cho cha đi.

=> Tí là một người con có hiếu.

Câu 3:

Để thể hiện chủ đề "cha con nghĩa nặng", tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao (mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con với tình con thương cha).

  • Khi Trần Văn Sửu giải thích về việc mình ở lại sẽ bị tù và sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các con, Tí phân vân: Bây giờ biết làm sao? Chính tình huống ấy đã đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đẩy Tí đứng trước hoàn cảnh thật khó khăn.
  • Tuy nhiên, cách giải quyết tình huống của Tí vô cùng cảm động, em sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để theo cha: "Bây giờ một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ".

=> Những tình huống đó đã làm tăng tính nghệ thuật trong bài viết: Với tình cảm sâu đậm đó, người cha luôn mong ước cho người con, nhưng chính sự hiếu thảo của người con đã làm cho mâu thuẫn giữa hai người trở nên căng thẳng và phức tạp.

Câu 4:

Qua 2 nhân vật Trần Văn Sửu và thằng Tí, nêu cảm nghĩ về tính cách của con người Nam Bộ:

  • Nhân vật người con Tí đã chứng tỏ tính cách mạnh mẽ, không bao giờ bị bó tay trước hoàn cảnh. Tí luôn đặt chữ hiếu lên hàng đầu cho dù phải hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình.

=> Nhân vật người cha Trần Văn Sửu và người con Tí đã thể hiện tính cách của con người Nam Bộ, họ là những con người mạnh mẽ và quyết đoán nhưng cũng rất đôn hậu và đặc biệt là luôn yêu thương con cái, dành tất cả mọi thứ tốt nhất cho con.

Câu 5:

Qua đoạn trích, ta thấy tác giả đã kể lại câu chuyện theo một trình tự thời gian nó tạo lên từ những cảm xúc sâu lắng trong con người của tác giả. Bên cạnh đó là cách kể chuyện hấp dẫn cùng với cách sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, mộc mạc đã tạo nên một phong cách mới mẻ cho tác phẩm này.